PHÊ BÌNH
NHỮNG LUẬN ĐIỆU
PHẢN TRÍ THỨC
CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM

(Trả lời các tác giả
Nguyễn Kha,
Trần Chung Ngọc
và Trần Văn Kha)

Gs. DƯƠNG NGỌC DŨNG


Sách Hiếm


Vài nhận xét ngắn gọn về Trần văn Kha

Trong cuốn "Nhận Định về các Trí Thức Phật Giáo trong Nhóm Giáo Điểm" của tôi, tôi đã dành cho Trần văn Kha vài trang sơ lược vì trình độ học vấn, nhận thức, và lý luận nói chung, kể cả trình độ Anh ngữ, đều bết bát một cách thảm hại. Chẳng hạn danh từ non-attachement của Phật Giáo (có nghĩa là "vô chấp") lại địch ẩu thành "Không Lưu Luyến", hay detachment (thái độ khách quan, lãnh đạm) được Trần văn Kha phiên dịch một cách rất… thô sơ thành "tách rời". Nhưng Trần Văn Kha điên tiết vì bản ngã nhỏ bé của mình bị xúc phạm nên viết bài vu khống, chửi rủa tôi bằng một loại văn rất hàng tôm, hàng cá, mất dạy, kèm theo những nhận định thô thiển, những phán đoán ngu xuẩn, chỉ để bộc lộ sự dốt nát cùng cực của những kẻ ngoại ngữ không thông, học hành thất bại, kiến thức nông cạn... So với Trần Chung Ngọc, Trần văn Kha chỉ đáng làm để tử hạng bét, nên tôi chẳng buồn phải giải thích dài dòng hay tranh luận lôi thôi.

Tôi chẳng quen biết bất kỳ ai trong nhóm Giao Điểm nên có thể nói thẳng rằng: Trần Chung Ngọc do không được đào tạo bài bản trong ngành Phật học nên có nhiều sự lầm lẫn, ngộ nhận, những loại ngộ nhân, sai lầm ăn quá sâu trong não trạng giới trí thức Việt Nam nên tôi cần phải phê bình thật mạnh, hi vọng sẽ làm nhiều người tỉnh ngộ, nhưng họ Trần còn có trình độ tư duy, lý luận, còn Trần văn Kha chỉ biết hò hét những câu chửi bới vu vơ cho thỏa mãn lòng tức giận như: viết thuê, chửi mướn, tâm địa độc ác, bợ đỡ kẻ quyền thế, dụng ý lừa gạt, coi chừng bị đánh cho bể mặt, tự cao, tự đại, kiêu căng, phỉ báng, bị trí thức Gia-tô cho ăn bánh thánh..." còn trình độ mọi thứ đều quá kém cỏi, tôi chẳng buồn muốn thảo luận làm gì cho tốn thì giờ. Luận điểm vu cáo tôi của Trần Văn Kha trong bài này có thể qui vào những điểm sau đây:

1. Chụp mũ tôi được người của Thiên Chúa Giáo thuê viết.
2. Chụp mũ tôi phản dân tộc, hại dân, hại nước.
3. Tự cao, tư đại, kiêu căng, xấc láo (đây là luận điệu chung của Trần Văn Kha, Nguyễn Kha, và Trần Chung Ngọc) vì dám chê bai những đại trí thức như Russell, Einstein, Thu Giang Nguyễn Duy cần, Lương Kim Định, Nguyễn Đăng Thục, Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ,v.v... đặc biệt là chê bai Nhất Hạnh, thần tượng của cả nhóm Giao Điểm.

Luận điểm thứ nhất tôi đã viết trong khi trả lời Nguyễn Kha. Trần Văn Chi, tổng thư ký tạp chí Giao Điểm, thì cho rằng Như Hạnh viết và dùng tên của tôi. Một số tín đồ Thiên Chúa Giáo thì nghi ngờ tôi do nhà nước đặt viết. Một số thầy Phật Giáo lại ngờ tôi là người của Thiên Chúa Giáo do chịu sự tác động của giáo sư Minh Chi. Tất cả đều sai do chỉ toàn dựa trên phỏng đoán. Tôi viết đã đề tên thật rõ ràng, không hề dùng bút hiệu nào khác. Như Hạnh là Như Hạnh. Tôi là tôi. Chúng tôi là bạn, cùng chia xẻ một số quan điểm về học thuật. Thế thôi! Còn nhà nước chẳng phí thì giờ để thuê tôi tạo ra một cuộc xung đột tôn giáo, điều mà chẳng vị lãnh đạo nào mong muốn bao giờ.

Nếu Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo xung đột, mâu thuẫn, thì nhà nước được cái lợi gì? Còn các thầy Phật Giáo nếu nghi tôi là người của Thiên Chúa Giáo thì có nghĩa là họ chẳng hề đọc cuốn sách của tôi: tôi phê bình sự dốt nát Phật Học của các trí thức tự nhận là trí thức Phật Giáo có nghĩa là tôi mong muốn họ thành khẩn học hỏi giáo lý Phật Giáo một cách nghiêm túc hơn. Còn việc tôi có phải được Thiên Chúa Giáo thuê viết hay không thì các linh mục tại Saigon biết rõ nhất, chẳng cần phải đính chính lôi thôi. Trung Hoa có câu ngạn ngữ: "Muốn người ta không biết thì đừng làm". Tôi khổng hề làm điều gì trái với lương tâm nên chẳng có gì lo sợ. Còn bản thân tôi dối trá, mai sau cũng sẽ có người vạch mặt. Còn Trần Văn Kha và Nguyễn Kha, hãy trưng bằng cớ cụ thể về việc tố cáo tôi là "viết thuê, chửi mướn" cho Thiên Chúa Giáo. Tâm địa các anh quá bẩn thỉu nên nghĩ rằng ai cũng bẩn thỉu như các anh. Các anh cho lằng làm việc gì cũng phải có động cơ thủ lợi cho bản thân. Nếu Dương Ngọc Dũng không phải là người Thiên Chúa Giáo mà lại phê bình Giao Điểm (mà Giao Điểm tự đồng hóa mình với Phật Giáo, với dân tộc) thì có nghĩa là Dương Ngọc Dũng phải được Thiên Chúa Giáo mua chuộc thuê viết chứ chẳng phải chuyện công tâm gì hết. Tôi là con người quá kiêu ngạo nên không cần giải thích và tự biện hộ gì cả. Các anh hay cả thiên hạ tại Việt nam này muốn hiểu sao cũng được. I don't give a fucking shit.

Buồn cười nhất là chụp cho tôi cái mũ "Cộng Sản", cái mũ "phản dân, hại nước", một điệp khúc thường xuyên lập đi lập lại trong những tiếng gào thét căm hờn của Trần Văn Kha vì quá đau đớn khi bị chê là "dốt Phật học". Come on, man! Sao ông viết là "tôi không quan tâm đến những lời họ chỉ trích cá nhân tôi" (Sđd: tr.193)? Đã giận thấu ruột gan mà còn làm bộ làm tịch núp đàng sau những lời giả nhân giả nghĩa là gì? Đã vậy còn cãi chầy cối, vô tình đưa ra thêm bằng chứng về sự dốt nát của chính bản thân, như tôi sẽ chứng minh sau. Và tôi xin cam đoan với ngài Trần Văn Kha rằng cho dù ngài có xách cặp đi học đến kiếp sau, bất cứ ngài viết cái gì, tôi đều có thể tìm ra những sai lầm sơ đẳng trong đó. Ngài có vẻ là một tên lưu manh vặt hơn là một "trí thức" như ngài tự gán cho mình. Tại sao trong một cuộc tranh luận để đi tìm sự thật như ngài nói lại phải dùng những thủ đoạn "give the dog a name and hang it"? Công thức lưu manh cổ điển này của ngài và Nguyễn Kha như sau:

Bước 1: tự đồng hóa vị trí của mình với vị trí của dân tộc, của Quốc Gia, của Sự Thật, nói chung là mọi lý tưởng tốt đẹp trên đời. Giao Điểm = Dân Tộc, khởi tự phương trình này, ta có Chống Giao Điểm = Chống Dân Tộc. Chửi Trần Văn Kha tức là đã phạm tội chửi toàn thể dân tộc Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Bước 2: chỉ trích đối phương là phi dân tộc, phản quốc, hại dân...

Bước 3: lên án gắt gao, chụp mũ đối phương, không cho đốì phương mở miệng cãi lại, vì cãi lại các anh tức là cãi lại Dân Tộc, cãi lại Quốc Gia, cãi lại Chân Lý… Sao mà xảo trá thế? Tại sao lại khóa ngay mồm đối phương, không cho cãi lại không cho bào chữa? Các anh đang sống ở Mỹ mà nhiễm phong cách độc tài, áp chế tư tưởng, ngôn luận, ở đâu ra vậy?

Điểm thứ ba: khi bị kết án tự kiêu, tự đại, tôi cảm thấy chẳng cần phải tự biện bạch. Tôi xin xác nhận ngay tôi không hề khiêm tốn, trái lại tôi là một tên hết sức kiêu ngạo. Chỉ vì quá kiêu ngạo mà tôi trở thành một con mọt sách và cố gắng đi học cho đến bây giờ. Nếu không có sự tự tin vào khả năng của bản thân tôi đã rời bỏ trường học để trở thành một tên lang thang, hay một thi sĩ vớ vẩn, bụi đời nào đấy. Nhưng khiêm tốn hay kiêu căng thì có liên quan gì đến vấn đề đang thảo luận? Vấn đề là xem đối phương ăn nói có chuẩn xác, có lý luận chặt chẽ hay không, không phải vấn đề xét đến tư cách, tánh tình cá nhân của tác giả. Nếu Trần Văn Kha tức giận tôi, cứ việc chửi tôi thoải mái, đừng nên giả vờ che giấu mối căm hờn của mình đàng sau những lời lẽ giả đạo đức kinh tởm hay làm bộ lý luận lòng vòng ẩn nấp đàng sau những lý luận gian trá, đầu Ngô mình Sở.

Sau đây tôi miễn đi vào những lý luận gian trá đó mà chỉ phân tích ngắn gọn những kiến thức ấu trĩ của Trần Văn Kha khi bàn đến những vấn đề vượt quá cái đầu của anh. Sai lầm căn bản về ngoại ngữ (tiếng Anh của Trẩn Văn Kha thật làm phiền người đọc. Tôi lần trước đã khuyên Kha nên đi học lại ESL mà Kha chắc vẫn chưa nghe theo lời khuyên tốt đẹp này): chẳng hạn đạo Công Giáo Trần Văn Kha dịch sang tiếng Anh là "Public Religion" trong khi ai cũng biết là "Catholicism". Dốt ơi là dốt mà cũng bày đặt viết báo, viết sách giảng dạy cho thiên hạ. Đã vậy Trần Văn Kha còn nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại hai chữ "public religion" quái đản này (Sđd: tr.200: Trần Văn Kha viết: Ngài đã chống đạo Public Religion (Công Giáo). Nơi trang 212 Trần Văn Kha nhắc lại: ...họ chống đạo Public Religion (Công Giáo). Cùng trang 212 hàng dưới Trần Văn Kha lại viết: ...Chụp mũ chống đạo Public Religion (Công Giáo) cho tòa án Mỹ). Còn khi gặp danh từ "Catholicism" hay tính từ "Catholic" thì Trần Văn Kha lại hiểu lầm rằng đó là chỉ chung Thiên Chúa Giáo. Chẳng hạn nơi trang 190 Trần Văn Kha dịch "The Catholic Totalitarian Regime'1' ra thành "chế độ Gia Tô toàn trị" trong khi chính "Catholic" mới có nghĩa là Công Giáo". Trang 189 Trần Văn Kha dịch "The Fundamental Catholic Tenet" thành ra "giáo điều căn bản của đạo Gia Tô".

Nơi trang 257 cũng do chẳng biết gì về Thiền và Yoga Trần Văn Kha đã dịch "meditation" thành ra "Thiền" trong ngữ cảnh nói về Yoga Ấn Độ như sau: Những câu kệ của Patanjali được công nhận rộng rãi như những bản văn căn bản về Yoga và thiền trong truyền thống cổ điển Ấn Độ (nguyên văn tiếng Anh như sau: The Yoga sutras of Patanjali are universally acknowledged as the fundamental text on yoga and meditation in the Indian classic tradition do Trần Văn Kha trích lại). Đoạn văn này có hai sai lầm quan trọng.

Thứ nhất, The Yoga-sutra là tên một tác phẩm của Patanjali, không thể dịch ra là "những câu kệ". Sutra trong Phạn chỉ có nghĩa là "kinh" (scriptures)ẵ Thứ hai: meditation trong trường hợp này không phải là "thiền" như Trần Văn Kha đã hiểu giông như Thiền Trang Hoa. Đó chỉ là một kỹ thuật quán tưởng dùng riêng trong Yoga và Phật Giáo Ấn Độ mà thôi.

Trần Văn Kha muôn tìm hiểu ý nghĩa chữ "meditation" trong truyền thông Yoga cứ đọc Mircea Eliade, quyển Yoga, Immortality and Freedom (Bollingen Series LVI, Princeton University Press, 1990, nơi trang 71-73 có giải thích rất rõ ý nghĩa của thuật ngữ "meditation"). Trần Văn Kha cũng cần nên biết thêm Thiền Tông là một sản phẩm của văn hóa Trung Hoa.

Ấn Độ không hề có Thiền Tông. D.T. Suzuki viết rất rõ ràng: "Thiền là một đặc sản của màu mỡ Trung Hoa"(12). Trong Phật Giáo Ấn Độ Đức Phật có thực hành quán tưởng (dhyana= đây là chữ Phạn gốc chữ "thiền" (ch'an) Trung Hoa khiến gây biết bao ngộ nhận), nhưng quán tưởng (tiếng Anh cũng dịch ra là "meditation") không phải là Thiền. Chính Suzuki đã khẳng định: "Thiền không phải là dhyand" (Zen is not the same as dhyana)(13), "Thiền không phải là một hệ thống dhyana" (Zen is not a system of dhyana(l4) "dhyana, như được hiểu theo viễn cảnh Thiền, không tương ứng với những pháp môn thực hành trong Thiền" (Dhyana, as it is understood by Zen, does not correspond to the practice as carried on in Zen)(15).

Trần Văn Kha, cũng giống như nhiều trí thức Việt Nam khác, rất khoái bàn chuyện triết học Phật Giáo cao siêu, nhưng căn bản Phật học quá yếu, cho nên mới sản sinh ra một bản dịch như sau. cần nhắc lại đây là bản dịch lần thứ hai của Trần Văn Kha. Nguyên tác Trần Văn Kha lấy từ bản Pháp văn của Pháp Bảo Đàn Kinh như sau: Les trois elements empoisonnés ịou trois racines), la convoitise, la colère, et 1’orgueil, se transmuent alors en bonne conduite, en discipline morale (Sđd: tr.193). Trần Văn Kha rất tự hào vđi bản dịch “sát nghĩa” của mình như sau: Ba thứ thuốc độc ị hay ba nguyên nhân gây ra đau khổ) Tham, Sân, Si sẽ biến đổi thành hạnh kiểm tốt, kỷ luật luân lý (Sđd: tr.194). Trần Văn Kha không biết rằng thuật ngữ “discipline morale” trong bản Pháp văn (rất tồi tệ) này là dùng để chỉ khái niệm “giđi” (sila) trong Phật Giáo, không phải là một loại kỷ luật luân lý nào cả. Để làm rõ vân đề này tôi xin trở lại nguyên tác Hán ngữ của Đàn Kinh. Nguyên tác như sau: Tam thế chư Phật tòng trung xuất, biến tam độc vi giới, định, huệ (Chư Phật ba đời đều từ đó mà ra, biến Tam Độc thành Giđi, Định, Huệ). Hòa thượng Minh Trực dịch như sau: Tu hành như thế chắc là thành Phật Đạo. Phải đổi ba độc làm Giới. Định, Tuệ(16). Bản dịch này không chính xác và có lỗi ngắt câu sai. Hòa thượng Thanh Từ dịch: Tu hành như đây quyết định thành Phật đạo, biến tam độc thành giới định huệ(17). Bản dịch này cũng giống như bản Hòa Thượng Minh Trực. Nhưng bản sai nhất có lẽ là bản Pháp văn mà Trần Văn Kha sử dụng: nguyên tác là Tam Độc được biến thành Giới, Định, Huệ (ba món tất cả) thì bản Pháp văn sản ra còn có hai món “hạnh kiểm tốt” (bonne conduite) và “giới luật” (discipline morale). Thế là ý vị sâu xa của câu nói bay biến mất.

Chẳng hiểu dịch giả người Pháp và Trần Văn Kha căn vứ vào chỗ nào để tưởng tượng ra khái niệm “hạnh kiểm tốt” ở đây? Bản dịch sát nghĩa của Trần Văn Kha chỉ càng cho tôi thây rõ một điều là ông chẳng có kiến thức gì về Phật Giáo. Nếu có thì đã không bám vào một bản dịch Pháp văn sai lạc như vậy. Ngay cả chữ “si” (nghĩa là “u mê”, gần đồng nghĩa với“vô minh”) vị dịch giả “tài hoa” kia còn dịch thành “sự kiêu căng” (1’orgueil) thì thật là...hết ý kiến.

Tiếng Anh... dở hơi của Trần Văn Kha (Quái, sao nghe giáo sư Bùi Khánh Thế nói Trần Văn Kha khoe có Ph.D về ngôn ngữ học ở Mỹ mà sao tiếng Anh kém thế nhỉ?) lại xuất hiện trong một câu trích dịch từ Tom Paine (Sđd: tr.218). Trong câu đó Trần Văn Kha dịch “infidelity” thành ra là “bất lương”:

Bất Lương không có nghĩa là tin hay không tin...(Infidelity does not consist in believing or disbelieving...). Xin Trần Văn Kha mở tự điển ra xem lại: infidelity chỉ có nghĩa là “không trung thành, ngoại tình” (unfaithfulness, adultery), không bao giờ có nghĩa là "bất lương = không lương thiện” cả. Trong trường hợp này Tom Paine muốn nói: thái độ không thành thật, giả vờ tin vào những điều mình không hề tin (professing to believe what he does not believe).

Học vấn nông cạn của Trần Văn Kha đã làm lẫn lộn hết mọi sự. Chẳng hạn Trần Văn Kha đã lầm lẫn giữa Ấn Giáo (Hinduism) và Phật Giáo. Vivekanada là một tín đồ Ấn Giáo cuồng nhiệt. Trần Văn Kha lại trích dẫn ông ta nói về “Phật tại Tâm” như sau:

Tiếp theo đây chúng tôi xin trình bày về “Tâmvà Phật tại Tâm”. Vấn đề này đã được đại sư Vivekanada giải thích trong “Les Yogas Pratiques” như sau... (Sđd:tr.238).

Vivekanada là tín đồ Ấn Giáo, không phải Phật Giáo. Bản thân Trần Văn Kha chắc cũng chẳng bỏ thì giờ đọc Vivekanada cho kỹ. Ông này hoàn toàn phản đối giáo lý Đức Phật vì cho rằng nó “vô thần” và “tiêu cực”. Trích Vivekanada để tán dương cho giáo lý “Phật tại Tâm” thì cũng giống như bảo rằng Đức Giáo Hoàng ca tụng Phật Giáo. Xin Trần văn Kha mở mắt ra đọc đoạn sau đây Vivekanada nói về Phật Giáo trong bài diễn thuyết Buddha’s Message to the World tại San Fransico, ngày 18 tháng 3, năm 1900:

Tín đồ Ấn Giáo có thể từ bỏ mọi sự trừ Thượng Đế. Chối bỏ Thượng Đế là làm sụp đổ nền tảng của sự sùng bái tôn giáo. Người n phải bám chặt vào lòng sùng mộ và Thượng Đế. Họ không bao giờ từ bỏ được hai điều này. Và Đức Phật thì lại dạy rằng không có Thượng Đế, không có linh hồn, chỉ có nghiệp thôi. (The Hindus can give up everything except their God. To deny God is to cut the very ground from under the feet of devotion. Devotion and God they must cling to. They can never relinquish these. And here, in the teaching of Buddha, are no God and no soul-simply work)(18).

Điều xảy ra ở Ấn Độ là theo thời gian những đệ tử của Đức Phật nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực trong giáo lý của Ngài quá nhiều mà như thế đã gây ra sự sụp đổ sau cùng của tôn giáo họ. (It so happened in India that as time went on the followers of Buddha emphasized the negative aspect of his teachings too much and thereby caused the eventual downfall of their religion(19).

Những quan niệm tiêu cực của Phật Giáo - như không có Thượng Đế, không có linh hồn - đã chết hẳn. Tôi có thể nói rằng Thượng Đế là hữu thể duy nhất có tồn tại: đó là một lời phát biểu rất tích cực. Ngài là thực tại duy nhất. Khi Đức Phật nói rằng không có linh hn tôi nói: Này bạn, bạn là một với vũ trụ, bạn là tất cả (The negative ideas of Buddhism - that there is no God and no soul - died out. I can say that God is the only Being that exists. He is the one Reality. When Buddha says there is no soul. I say, “Man, thou art one with the universe, thou art all things”)(20).

Sự phản đối của Vivekanada đối với Phật Giáo đã quá rõ ràng: ông chống ngay hai giáo lý căn bản của Phật Giáo là lý thuyết vô ngã và quan điểm duyên khởi (thực tại luận Phật Giáo không thừa nhận một đấng sáng tạo ra vũ trụ). Khi thực hành quán tưởng theo phương pháp Yoga, Vivekanada nói năng như một tín đồ Ấn Giáo. Chẳng có một chút gì là “Phật tại Tâm” như Trần Văn Kha đã hiểu lầm ra như vậy.

Đó là vài ba cái lôm côm trong học vấn hết sức thô sơ của Trần Văn Kha, cộng thêm vào đó một giọng văn nôm na, nhà quê lúc lên gân như: Linh mục Việt Nam, ai là người thánh thiện? Linh mục Cao Văn Luận, cố vấn của Thiệu?Đừng có ngụy biện. Không đánh lừa được ai đâu! (Sđd: tr.215). Tôi chẳng biết tôi nhắc đến tên linh mục Cao Văn Luận hồi nào mà tự nhiên bị Trần Văn Kha chụp đại lên đầu như thế. Đã vậy, còn hống hách lên tiếng hỏi: linh mục Việt Nam, ai là người thánh thiện? Thật là hết ý kiến.

Khoan, hãy chờ xem Trần Văn Kha nói gì về bản thân mình. Sau khi bênh vực Nhất Hạnh và chửi bới tôi đã đời “bẩn, mất văn hóa, tâm địa thấp hèn, độc ác, tiểu nhân đắc chí, vô liêm sỉ, vu cáo...” và hơn nữa “chẳng hiểu gì về Thiền”, Trần Văn Kha tự cho mình đã hiểu Thiền và trình bày cái hiểu của mình như sau:

Thiền tại sao không là tinh hoa của Phật Giáo? Thiền là con đương tu ngắn nhất để đi đến giải thoát. Khi chưa thoát thì Thiền là cách tốt nhất để cho Tâm được an lạc (Sđd:tr.248).

Trần Văn Kha đi học Phật Giáo ở đâu mà biết rằng Thiền là tinh hoa của Phật Giáo? Sao ông biết Thiền là con đường ngắn nhất dẫn đến giải thoát? Ông đã được giải thoát rồi à? Trần Văn Kha đã chứng ngộ rồi sao? Xin hãy nghiền ngẫm câu nói sau đây của chính Suzuki: “Muốn hiểu Thiền cần có kinh nghiệm chứng ngộ (satori), còn chưa chứng ngộ thì không thể hiểu thấu được chân lý của Thiền. (21).

Thiền là sự chứng nghiệm bản thân như chính Suzuki đã khẳng định, vậy nếu chưa đạt đến trạng thái chứng ngộ (satori) thì ông chưa thể khẳng định bất cứ điều gì cả, phải không? Đã giải thoát hay chứng ngộ chân lý Thiền mà sao Trần Văn Kha còn bực tức những lời thế gian phê bình mình làm gì? Sao tâm chưa được “an lạc” gì hết vậy? Sao lại lồng lộn chửi bới đối phương gần một trăm trang giấy làm gì? Điều này rõ ràng mâu thuẫn với lời ông viết trong bài:

Suy luận thêm nữa ta có thể nói, một người là tất cả, tất cả chỉ là một người. Tôi muôn hét to lên cho vang vọng bôn phương trời: tôi đã tìm thấy: Tôi là tất cả, Tất cả là Tôi (Sđd: tr.263).

Thật là buồn cười! Trần Văn Kha nói năng như thể chính Trần Văn Kha là người phát hiện ra chính chân lý “tôi là tất cả, tất cả là tôi này”. Nhưng tôi không dừng lại ở thói giả vờ đóng kịch giác ngộ này mà cứ tạm cho rằng Trần Văn Kha đã thực sự cảm thấy như trên. Nếu vậy Dương Ngọc Dũng cũng là Trần Văn Kha. Trần Văn Kha cũng là Dương Ngọc Dũng. Suy ra, Trần Văn Kha chửi bới Dương Ngọc Dũng tức là Trần Văn Kha chửi bới chính Trần Văn Kha, phải không? Chúng ta là một mà! Rõ ràng Trần Văn Kha cũng chỉ biết nói dóc, cóp chép theo sách vở chứ bản thân vẫn còn đủ tham (tham làm bác học, đại học giả), sân (nổi nóng khi bị xúc phạm), si (u mê, ám chướng vì cứ tưởng mình là đại tư tưởng gia đã giác ngộ) chứ có khác gì ai đâu.

Mấy lời nói cùng Trần Văn Kha chỉ có thế. Chỉ mong đại gia Trần Văn Kha thực hiện được chính mình nói là thế gian này hạnh phúc rồi: giải thoát ra khỏi tham, sân, si trong bản thân hoặc ít ra cũng được thân tâm an lạc, đừng nổi nóng chửi bới lồng lộn khi bị phê bình như thế.

---------------

(12) D.T. Suzuki, Thiền Luận, bản Việt Trúc Thiên, quyển thượng, n.x.b tphcm, 1992, tr. 148.
(13) D.T. Suzuki, An Introduction to Zen Buddhism, New York, 1964, tr.32.
(14) D.T. Suzuki, sđd: tr.96.
(15) D.T. Suzuki, sdd: tr.40.
(16) Hòa thượng Minh Trực Thiền Sư, Pháp Bửu Đàn Kinh. Thành Hội Phật Giáo tphcm, 1990,tr.53.
(17) Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Kinh Pháp Bảo Đàn. Thành Hội Phật Giáo, tphcm, 1992, tr.67.
(18) Swami Vivekananda, Karma-yoga and Bhakti-yoga, Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 1982, tr.232.
(19) Sđd: tr.236.
(20) Sđd: tr.236.
(21) Về kinh nghiệm kiến tánh (kensho) của chính Suzuki tại Engakuji năm 1896, xin tham khảo "Những Kỷ Niệm Ban Đầu" (Early Memories) của Suzuki in trong tập A Zen Life: D.T. Suzuki Remembered do Masao Abe biên tập (New York and Tokyo: Weatherhill, 1986). Câu trên tôi trích trong chính quyển này, trang 27.



Sách Hiếm