PHÊ BÌNH
NHỮNG LUẬN ĐIỆU
PHẢN TRÍ THỨC
CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM

(Trả lời các tác giả
Nguyễn Kha,
Trần Chung Ngọc
và Trần Văn Kha)

Gs. DƯƠNG NGỌC DŨNG


Sách Hiếm


Trả lời những luận điệu vu khống của Nguyễn Kha

Bài này của tôi để viết trả lời Nguyễn Kha, một người đã chụp mũ, vu khống cho tôi rất nhiều tội danh bằng một văn phong xuyên tạc nham hiểm nhằm tô đen tất cả các luận điểm tôi dùng để phê bình các trí thức trong nhóm Giao Điểm. Tôi không hiểu sao một người trí thức khi tranh luận có thể dở ra những thủ đoạn hạ cấp như thế. Trước hết, khi mở đầu cuộc tranh luận. Nguyễn Kha tìm ngay cách để bôi bẩn cá nhân đôi phương trước trong khi không hề biết tí gì về bản thân người mình muốn bôi bẩn. Họ Nguyễn viết:

Dương Ngọc Dũng, theo vài người quen biết tại thành phố HCM. là một giáo sư Anh Văn, khoảng 40 tuổi. Cách đây hai năm, một đại học tại Hoa Kỳ qua Việt Nam tổ chức thi tuyển để có vài thí sinh qua học tại Hoa Kỳ, giáo sư Dương Ngọc Dũng, thi trượt, nên sau đó đi học tự túc, hiện nay, có thể, chỉ có bằng Cao học (tất cả các trích dẫn nằm trong cuốn về Ông Dương Ngọc Dũng và bài “Phê Bình Cuốn Đối Thoại với Đức Giáo Hoàng”, Giao Điểm xuất bản, 1997, tr. 13)

Xin nói cho ông Nguyễn Kha rõ. Tôi hiện nay là giảng viên môn Tôn Giáo Học và Tôn Giáo học Đông Á, tiếng Sanskrit, và Lịch Sử Tư Tưởng Phương Đông và Việt Nam tại Khoa Đông Phương Học, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, TPHCM. Trước năm 1993 tôi là giảng viên môn Lịch sử Văn Chương Anh tại Khoa Anh Văn, cùng trường. Năm 1989 tôi đi du học tại Canberra (Úc) một năm lấy bằng Graduate Diploma in Education và trở về nước cuối năm 1990. Năm 1992 tôi được ông Edward Baker, phó giám đốc viện Harvard-Yenching tại Mỹ sang phỏng vấn để cho học bổng du học. Sau cuộc phỏng vấn ông đồng ý tài trợ với điều kiện một trường đại học Mỹ nhận tôi vào học. Tôi làm đơn xin nhập học chương trình Master về Đông Á Học, chuyên ngành Phật Học, tại Harvard và được giáo sư Masatoshi Nagatomi nhận ngay trong đơn xin đầu tiên. Năm 1993 tôi lên đường sang Mỹ du học và hoàn tất chương trình Master vào năm 1995 với điểm thủ khoa, học chuyên về các cổ ngữ Phật Giáo như Trung Quốc, Phạn, Pali, và Tây Tạng. Luận văn Master của tôi viết về Hermeneutics of the Myth of Maitreya in East Asia. Hiện nay tôi vẫn theo học môn tiếng Phạn tại Harvard và viết luận văn tiến sĩ Phật Học dưới sự hướng dẫn của giáo sư David Eckel (Boston University). Đấy, tiểu sử học hành của tôi đấy, mong ông ghi nhớ và chớ vu khống cho người khác. Tôi cũng biết được ai là người cung cấp thông tin sai lạc về tôi cho ông, nhưng tôi chưa muốn tranh luận với nhân vật đó trong cuốn sách này. Tôi có cho in bằng cấp của tôi, giấy báo đậu của đại học Harvard, giấy báo cho học bổng của Viện Harvard-Yenching của ông Baker viết, cho ngài Nguyễn Kha thấy rằng tôi chưa bao giờ thi rớt một học bổng đi nước ngoài nào cả.

Nhận định về bài phê bình các tác giả Giao Điểm, Nguyễn Kha viết một cách mâu thuẫn như sau:

Bài viết này hầu như thực hiện do đơn đặt hàng của một nhóm người, không phải là sản phẩm thực sự của Dương Ngọc Dũng (Sđd: tr.13)

Nếu không phải “sản phẩm thực sự” của tôi, thì sao ông lại hạ bút xác nhận:

Trong dịp Tết tôi về thăm Việt Nam được người bạn trao cho một bản photocopy bài viết nói trên. Giáo sư Dương Ngọc Dũng cũng trình bày với một số bạn hữu thân cận và nhận mình là tác giả bài viết (Sđd: 13)

Mục đích thâm độc của Nguyễn Kha, trong khi chẳng biết tí gì về lý lịch bản thân tôi, là nhắm chụp ngay cái mũ “Thiên Chúa Giáo” lên đầu tôi bằng cách nói rằng “có một nhóm người” đặt hàng tôi viết bài phê bình nhóm Giao Điểm. Thật ra sự dốt nát của Nguyễn Kha cũng dễ hiểu. Trước khi viết bài phê bình nhóm Giao Điểm tôi chỉ tình cờ được đọc cuốn sách “Đối Thoại với Đức Giáo Hoàng” do một người bạn trao cho và chẳng hề quen biết bất cứ một ai trong thị trường viết lách tại Mỹ. Tôi chỉ viết cuốn đó trong ba ngày cuối cùng của tháng tám năm 1996 và tặng cho Như Hạnh tại Virginia một bản trước khi lên đường về Việt Nam. Tôi nhắc lại: chỉ do một tình cờ mà bản đánh máy chỉ viết vội vã trong vòng ba ngày của tôi bị người ta photocopy và tự ý phổ biến không hỏi ý kiến tôi. Còn bản thân tôi chỉ viết cho Như Hạnh và một số bạn bè xem và không có mục đích phổ biến hay in ấn gì cả. Nhưng tất cả đã vuột ra khỏi tầm tay kiểm soát của cá nhân tôi. Nếu đã có đại gia Nguyễn Kha nhảy vào cuộc bút chiến này, tôi cũng phải lịch sự đáp lễ người hùng Giao Điểm thôi. Trong ba người tham gia “bề hội đồng” tôi bằng bút, có lẽ chỉ có Trần Chung Ngọc tương đối còn giữ được lời của một người có học, còn Nguyễn Kha về trình độ kiến thức vẫn còn kém xa cả Hoàng Hà Thanh và phương thức chụp mũ thì thâm độc đáng bậc thầy của Trần văn Kha. Trước hết Nguyễn Kha tiến hành phê bình phương pháp luận của tôi như sau:

Qua bài viết, nhất là các trang 86, 88, 89 và 92 giáo sư Dương Ngọc Dũng đưa ra một số phương pháp luận như sau:

Phương pháp luận của tôi được Nguyễn Kha tóm tắt một cách xuyên tạc, thô thiển như trên thì có gì sai, mặc dù nó rất khắc khe. Tôi đã dạy lịch sử văn học Anh, đặc biệt kịch Shakespeare, hơn mười năm tại đại học, và chẳng thấy có gì sai trái với nguyên tắc đề ra cả. Anh có thể nói nhăng, nói cuội về Shakespeare trong lúc trà dư tửu hậu, nhưng để hiểu thấu kịch Shakespeare một cách nghiêm túc, thì phải biết tiếng Anh, không những là tiếng Anh hiện đại, mà còn cần cả tiếng Anh thời Elizabeth. Đó chỉ mới là điều kiện tối thiểu về mặt ngôn ngữ để đọc văn bản. Còn hàng chục vấn đề khác nếu muốn thực sự trở thành chuyên gia về kịch Shakespeare: văn hóa Anh thế kỷ 16, bối cảnh xã hội, lịch sử, tôn giáo, tư tưởng, văn học, nghệ thuật... Tôi quá chán những ông giáo sư văn học Anh lại không rành ngay cả tiếng Anh hiện đại, những ông cao hứng bàn thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ mà chẳng biết một chữ nhất viết ra sao, những ông sính nói chuyện Phật Giáo mà cứ tưởng “Buddha” là tên riêng của Đức Phật, những ông thích lạm bàn về sử học trong khi chưa đi học sử ngày nào. Thế nghĩa là gì? Phương pháp luận nói trên thật ra cũng chẳng phải do tôi đề ra. Nguyễn Kha cứ mở các courses of instruction do các đại học Mỹ phát lúc mới nhập học sẽ thấy các điều kiện (requirements) để học các giảng trình (courses) chuyên biệt. Chẳng hạn tại Harvard muốn được chấp nhận vào chương trình tiến sĩ Trung Quốc Học, phải học ít nhất là năm thứ ba Trung Văn và hai năm Hán cổ. Khi chuẩn bị thi general exams trong chương trình tiến sĩ phải học xong năm thứ năm Trung văn và năm thứ ba tiếng Nhật. Đó là quy định rõ ràng của đại học. Tại sao Nguyễn Kha không viết thư chửi luôn các đại học Mỹ tại sao đưa ra các điều kiện quá khó khăn cho những người như Nguyễn Kha như vậy? Có lẽ mục đích của các đại học là không sản xuất ra những tên ăn nói tào lao thiên địa, cái gì cũng tưởng là biết nhờ đọc vài ba cuốn sách trình độ phổ thông nhưng rốt cuộc chẳng biết cái gì ra hồn. Tôi sẽ chứng minh đầy đủ cái học dỏm đời, dốt nát của Nguyễn Kha trong bài này.

Để nâng bi bợ đỡ Nhất Hạnh, Nguyễn Kha viết như sau: Nhưng tiện đây tôi muốn giáo sư DND biết người Tây Phương đánh giá thầy Nhất Hạnh như thế nào... (Sđd:tr.l5)

Rồi xuống hàng Nguyễn Kha trích bài báo của ký giả Miranda viết trong báo Mercury ca ngợi Nhất Hạnh. Oh, man! Chẳng lẽ ký giả Miranda đại diện cho tất cả mọi người Tây Phương hay sao? Vậy sao các giáo sư Phật học của tôi chẳng nghe ai nhắc đến Nhất Hạnh hết vậy mà chỉ căn dặn tôi phải đọc kỹ Dharmakirti hay Tsongkhapa thôi. Trong các giáo trình tôi học chẳng nghe ai nhắc đến Nhất Hạnh bao giờ. Mà ký giả Miranda có phải là nhà Phật học đại biểu cho toàn thể các nhà Phật học phương Tây không vậy? Tưởng Nguyễn Kha đưa ra được lý luận gì để bênh vực Nhất Hạnh té ra đi dẫn chứng một tờ báo lá cải vớ vẩn nào đó. Chắc chắn Nhất Hạnh không cần thứ đệ tử ba láp như Nguyễn Kha bênh vực đâu vì bênh vực kiểu đau ban như thế thì chỉ tổ làm cho sư phụ mất mặt thêm. Nguyễn Kha có trách tôi như sau:

Lúc chê bai thầy Nhất Hạnh giáo sư Dương Ngọc Dũng không dẫn chứng ngay cả một điểm nhỏ nào. Nếu xét lại mình, xin giáo sư DND cho độc giả biết đã đi diễn thuyết được bao nhiêu lần, ở đâu, và viết được bao nhiêu cuốn sách để truyền đạt tư tưởng "quí báu" của mình và để cho lớp hậu học chúng tôi được ân hưởng (Sđd: tr. 17).

Mục tiêu chính của tôi khi viết cuốn sách đó là các trí thức tiến sĩ của nhóm Giao Điểm, đặc biệt đại gia Hoàng Hà Thanh, không phải là Nhất Hạnh, mà nếu tôi đối thoại với Nhất Hạnh tôi cũng không bao giờ dùng văn phong như tôi đã viết để phê bình nhóm Giao Điểm. Tôi không xem Nhất Hạnh là một nhà Phật học vĩ đại, nhưng tôi chẳng có lý do gì để tranh luận với ông trong khi nhóm Giao Điểm đang tìm mọi cách lôi kéo ông ta vào cuộc bút chiến vớ vẩn này. Tôi sẽ viết hẳn một cuồn sách có tựa đề Nẻo ra Thiền Học để giới thiệu những điều tôi đã nghiên cứu về Thiền. Nhất Hạnh là một tu sĩ, tôi là một nhà nghiên cứu. Thế thôi! Suzuki, một thiền sư và là một nhà nghiên cứu còn vĩ đại hơn Nhất Hạnh nhiều, nhưng Hồ Thích vẫn can đảm phê bình ông ta. Học thuật như vậy mới tiến bộ được, không thể cứ dậm chân tại chỗ và không dám phê bình.

Còn Nguyễn Kha hỏi tôi đã đi diễn thuyết được bao nhiêu lần. Điều này có nghĩa là gì? Được thiên hạ tung hô, được mời đi chỗ này chỗ nọ là thành vĩ nhân ngon lành sao? Thanh Hải cũng được mời lên ti vi, cũng được tung hô, cũng đi diễn thuyết nước này, nước nọ vậy, cũng đông đảo tín đồ đâu thua kém gì Nhất Hạnh đâu? Những ca sĩ trong ban Thúy Nga Paris cũng có hàng triệu khán thính giả tung hô vậy? Hitler ngày xưa còn ngon lành hơn, cả Châu Âu đều nể mặt, giới trí thức tầm cỡ Heidegger cũng khom lưng phục vụ ông ta, hàng triệu tín đồ của tôn giáo Quốc Xã thờ phụng Hitler như thánh sống. Số đông tung hô không nói lên được giá trị tự tại của một cá nhân. Nguyễn Kha nên hiểu điều đó và nói năng thông minh hơn. Hơn nữa, nếu tôi không đồng ý với các quan điểm của Nhất Hạnh về Phật Giáo với tư cách là một người tự do, tại sao Nguyễn Kha nhân danh cái gì có thể cấm đoán tôi? Mà trong tương lai biết đâu tôi cũng sẽ được tung hô, cũng được mời đi diễn thuyết, cũng có mấy thằng ký giả ngu đần viết bài ca tụng thì sao? Có ai biết được chữ ngờ?

Nguyễn Kha chê trách tôi “khó tính” như sau:

Giáo sư DND trông có vẻ khó tính, và chê trách người một cách quá tỉ mỉ. Một cựu đại tá (Nguyễn Tử Đóa) vì hoàn cảnh đất nước, sau bao năm đời lính, nay dành chút thì giờ nghiên cứu đạo Phật, đó là một con người hiếm hoi của xã hội. Lúc đọc mấy câu thơ của Tuệ Sĩ cảm thấy lòng mình thức dậy một cảm xúc, xúc động “nước mắt tràn ra" cũng bị giáo sư DND chê trách phê bình (Sđd: tr.17)

Như đã xác định, Nguyễn Tử Đóa không phải là đối tượng phê bình trong cuốn sách của tôi. Tôi nhắc đến Nguyễn Tử Đóa chỉ có mấy dòng. Nhưng ý tôi muôn nói: “Tự nhiên đang viết bài phê bình Đức Giáo Hoàng lại đệm thêm khóc lóc vào làm gì, chỉ làm giảm giá trị khách quan của bài viết. Chẳng hạn nếu người đọc thấy rằng Nguyễn Tử Đóa chỉ vì xúc động, chỉ vì hoàn cảnh riêng tư của ông ta, mà đâm oán ghét bản thân đạo Thiên Chúa thì sức thuyết phục của bài viết sẽ không còn nữa. Chúng ta có thể có một kinh nghiệm cá nhân khác về đạo Thiên Chúa, vậy làm sao có thể thuyết phục người đọc về khách quan tính của những điều mình viết. Tôi cũng sẽ viết “Đọc Nguyễn Kha tôi bật khóc vì quá thương hại anh ta” thì câu tôi viết có ý nghĩa khách quan gì hay không? Vấn đề viết bài tranh luận hay bút chiến thì phải chứng minh sự sai lầm trong lập luận của đốì phương, không phải chuyện tình cảm khóc lóc hay nghiến răng nguyền rủa suông.

Để bênh vực cho Tuệ Sĩ (không hiểu sao Nguyễn Kha thích làm người hùng như thế), Nguyễn Kha viết:

Còn mấy câu thơ của Tuệ Sĩ rẻ tiền hay không còn tùy trình độ thưởng thức và tâm hồn nên thơ của người đọc. Tại sao một nhà giáo lại quá tỉ mỉ khắt khe một cách vô duyên đến thế?

Tuệ Sĩ là một nhà nghiên cứu, không phải là một thi sĩ, nhưng đôi lúc thích làm thơ. Cũng chẳng can hệ gì. Nhưng ít ra ông cũng có một số tác phẩm và dịch thuật có giá trị như bộ Thiền Luận của Suzuki, ba cuốn, gần hai ngàn trang. Cụ Trúc Thiên dịch cuốn I. Tuệ Sĩ dịch và chú thích quyển II và III. Bộ Thiền Luận này đã được người Tây Phương dịch ra tiếng Anh và đây là một trong những đóng góp đáng kể cho người Tây Phương tìm hiểu Phật Giáo. Còn giáo sư DND đã dịch thuật được bao nhiêu tác phẩm? Dầu “rẻ tiền" cũng quí, người đi sau sẽ bổ túc nếu giáo sư dịch sai (Sđd: tr.l8).

Tại đây tôi xin phép “sửa lưng” Nguyễn Kha. Suzuki viết bộ Thiền Luận thẳng bằng tiếng Anh chứ chẳng có người Tây Phương nào mang nó ra dịch cả. Nhưng chuyện kiến thức dỏm của Nguyễn Kha không phải điểm phê bình chính của tôi. Vấn đề là tự nhiên Nguyễn Kha đề xướng ra một nguyên tắc phê bình kỳ lạ: viết bài phê bình một người nào đó, chẳng hạn Tuệ Sĩ , mình cũng phải có số lượng bài viết hay tác phẩm tương đương với người được phê bình. Vậy thì Nguyễn Kha thực ra còn khe khắt hơn cả tôi trong yêu cầu trí thức. Tôi chỉ dám yêu cầu muốn phê bình một lãnh vực gì phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực đó còn Nguyễn Kha buộc ai muốn phê bình Tuệ Sĩ cũng phải dịch mấy cuốn sách như Tuệ Sĩ mới đủ tư cách phê bình. Mà trong câu tôi viết châm biếm Nguyễn Tử Đóa có đoạn nào tôi phê bình bản dịch Thiền Luận của Tuệ Sĩ đâu? Ai mới là người phê bình vô duyên? Vậy Nguyễn Kha viết bài phê bình Nguyễn Khắc Xuyên về ngôn ngữ học chắc ông đã có viết nhiều sách về ngôn ngữ học hay có bằng cấp cao về môn này? Mong Nguyễn Kha chứng minh cho tôi thấy hay là ông chỉ biết nói cho sướng miệng thôi.

Bây giờ Nguyễn Kha đại gia mới tung chưởng ra. Tưởng gì hóa ra lại trông cậy vào Bertrand Russel và Albert Einstein. Toàn bộ nhóm Giao Điểm chỉ vớ được vài ba câu của hai nhân vật này đã quá sung sướng với kiến thức nhỏ nhoi của mình. Tôi đã đọc toàn bộ tác phẩm của Bertrand Russel (trừ tác phẩm Principia Mathematica ông viết chung với A.N. Whitehead) nên sẽ chứng minh đầy đủ sự dốt nát của Nguyễn Kha. Nguyễn Kha đại nhân trích dẫn câu tôi viết và cho rằng trong đó có bốn sai lầm lớn. Câu đó như sau:

Giáo sư DND viết: khi hai người (Russell và Einstein) có một vài nhận xét tích cực về Phật Giáo vì họ tin rằng Phật Giáo là một tôn giáo vô thần - về mặt này họ không khác với Đức Giáo Hoàng, nhưng Giáo Hoàng xem vô thần là xấu, còn họ xem vô thần là tốt, là tiến bộ hơn hữu thần. Nhưng nếu hai đại bác học này mà chứng kiến cảnh Phật tử nhang khói xì xụp lạy Phật vào các ngày lễ Phật thì chắc chắn họ sẽ thay đổi ý kiến.

Đoạn văn ngắn trên cho thấy giáo sư DND có bốn điểm sai lầm lớn. Một, Bertrand Russell là một nhà toán học, triết học và một nhà văn hóa lớn của Anh Quốc. Ông là cháu nội của thủ tướng Anh Quốc dưới thời nữ hoàng Victoria. Ông được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1950, là tác giả của trên 50 cuốn sách giá trị về triết lý, toán học, chính trị.

Bài thuyết trình gây chấn động dư luận thế giới Tây Phương nhiều nhất với đề tài: "Why I am not a Christian “ (Tại sao tôi không phải là một người Ki Tô Giáo) được trình bầy tại sảnh đường Battersea Anh Quốc ngày 6-3-1927. Bài thuyết trình này cho thấy: ông đánh giá Chúa Giê Su thấp hơn triết gia Socrates và Phật Thích Ca về mặt trí tuệ, khoa học, và đạo đức, chứ không giản dị là vì Phật Giáo là vô thần mà Ki Tô Giáo là hữu thần và ông cho rằng Giáo Hội đã làm chậm mất bước tiến bộ (Sđd: tr.19).

Xin ông Nguyễn Kha hãy cùng tôi đọc kỹ lại bài thuyết trình này. Ngay trong lúc mở đầu Russell đã thú nhận ngay rằng ý nghĩa của danh từ “tín đồ Ki Tô Giáo” không phải dễ xác nhận. Ông viết:

Khi dùng thuật ngữ Ki Tô Hữu tôi không có ý muốn nói đến một người cố gắng sống một cuộc đời đứng đắn đàng hoàng theo lương tri của chính bản thân (I do not mean by a Christian any person who tries to live decently according to his lights) (1) và “Danh từ này không có một ý nghĩa rõ ràng cụ thể như vào thời Thánh Augustine và Thánh Thomas Aquinas “ (The word does not have quite such a full-blooded meaning now as it had in the times of St. Augustine and St. Thomas Aquinas)(2).

Và sau đó Russell khẳng định:

“Như thế tôi cho rằng khi tôi nói với các bạn tôi không phải là một tín đồ Thiên Chúa Giáo tôi phải giải thích với các bạn hai điều khác nhau: thứ nhất, tại sao tôi không tin vào Thượng Đế và sự bất tử, và thứ hai tại sao tôi không nghĩ rằng Giê-su là người thánh thiện nhất và khôn ngoan nhất, mặc dù tôi cho rằng mức độ đạo đức của ông rất cao “ (Therefore I take it that when / tell you why I am not a Christian I have to tell you two different things: first, why I do not believe in God and immortality; and secondly, why I do not think that Christ was the best and wisest of men although I grant him a very high degree of moral goodness)(3).

Sao, thưa ông Nguyễn Kha? Ông có đọc đoạn này của Russell? Rõ ràng Russell xác định rõ vị trí của mình: không tin có Thượng Đế, không tin có sự bất tử, đó là lý do duy nhất ông chống Thiên Chúa Giáo. Không tin Thượng Đế không phải là vô thần thì còn gọi là cái gì, thưa đại nhân Nguyễn Kha? Ngay cả trong câu này ông vẫn đề cao đạo đức (moral goodness) của Giê-su mặc dù ông không cho rằng Giê-su là người tốt nhất và minh triết nhất.

Kể tiếp Russell lao vào cuộc tranh luận, chứng minh rằng các luận điểm triết học nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế hay Thiên Chúa (The existence of God) là sai lầm. Trước hết ông khảo cứu luận chứng “nguyên nhân đầu tiên” (The First Cause Argument), sau đó là luận chứng Luật Tự Nhiên (Natural Law Argument), v.v... Nhưng quan trọng nhất đối với tôi là đoạn văn sau đây Russell nói về Giê-su vì tôi muốn chứng minh rằng ngay cả bài thuyết trình này Nguyễn Kha cũng chưa hề đọc nên mới ăn nói quàng xiên như trên. Russell viết:

Kể đến có một điểm khác mà tôi cho rằng rất tuyệt vời. Chắc các bạn nhớ Giê-su nói: “Đừng phán xét kẻo sẽ bị người phán xét". Nguyên tắc này tôi không nghĩ rằng các bạn có thể tìm thấy nó phổ biến trong các pháp đình của các quốc gia theo Thiên Chúa Giáo. Trong đời tôi tôi đã biết rất nhiều thẩm phán là những tín đồ Thiên Chúa thuần thành và chẳng một ai cảm thấy rằng trong mọi hành động của mình, họ đang hành động trái ngược với các nguyên tắc Thiên Chúa Giáo. Rồi Giê-su nói: “Hãy bố thí cho những kẻ xin ngươi, và đừng quay lưng đối với những người muốn vay mượn ngươi". Đó là một nguyên tắc rất tốt (Then there is another point which I consider is excellent. You will remember that Christ said: “Jugde not less ye be judged". That principle I do not think you would find popular in the law courts of Christian countries. I have known in my time quite a number of judges who were very earnest Christians, and they none of them felt that they were acting contrary to Christian principles in what they did. Then Christ said: “Give to him that asked thee, and from him that would borrow of thee turn not thou away That is a very good principle)(4).

Sao, thưa ngài Nguyễn Kha, tôi dịch có thua Tuệ Sĩ không? Có gì sai xin ngài bổ sung cho. Vậy là Russell cũng đánh giá cao Giê-su đấy chứ và ông nói rõ ràng như hai với hai là bốn rằng những tín đồ Thiên Chúa Giáo ngày nay không sống theo đúng lời dạy của Giê-su, còn các nguyên tắc của Giê-su đưa ra thì “tuyệt vời” (excellent) và “rất tốt” (very good principle). Tại sao nếu Russell hâm mộ đạo Phật sao không thấy ông đề cập gì đến bất cứ một ý niệm Phật Giáo nào trong bài thuyết trình này? Tôi sẽ chứng minh cho Nguyễn Kha và các trí thức trong nhóm Giao Điểm thấy rằng thậm chí Russell còn có những nhận xét tiêu cực về Phật Giáo nữa kìa. Đây, xin ngài Nguyễn Kha và các tiến sĩ Giao Điểm mở mắt cho to, đọc cho kỹ đoạn văn sau đây của Russell:

Trong bài viết đầu tiên, tôi quan tâm đến những tội ác phát xuất từ bất cứ một hệ thống giáo điều nào được đưa ra cho mọi người chấp nhận, không phải căn cứ trên sự thật, mà chỉ căn cứ trên tính chất ích dụng xã hội. Điều tôi đã nói cũng áp dụng như nhau đối với Ki Tô Giáo, Cộng Sản, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Giáo và tất cả mọi hệ thống thần học, ngoại trừ khi chúng dựa trên những nền tảng mang tính phổ biến khách quan của các nhà khoa học (In my first article I was concerned with the evils resulting from any system of dogmas presented for acceptance, not on the ground of truth, but on the ground of social utility. What I had to say applies equally to Christianity, Communism, Islam, Buddhism, Hinduism, and all theological systems, except in so far as they rely upon grounds making a universal appeal of the sort that is made by men of science)(6).

Chắc chắn đọc câu trích dẫn này xong Nguyễn Kha vô cùng thất vọng vì đã trông cậy vào Russell. Ông ta đã nói năng quá rõ ràng: ông ta chống bất kỳ hệ thống giáo điều nào, bất kỳ tôn giáo nào không có nền tảng khách quan theo kiểu khoa học. Điều này cho thấy Russell hoàn toàn chẳng hiểu gì về bản chất của tôn giáo nhưng việc phê bình sự hời hợt của Russell là đối tượng cho một bài báo khác, ở đây tôi chỉ muốn chứng minh rằng Nguyễn Kha chẳng hề đọc Russell một cách đàng hoàng để nắm vững ý kiến của Russell về tôn giáo. Chắc Nguyễn Kha đòi một trích dẫn rõ ràng hơn về quan điểm của Russell đối với Phật Giáp. Xin đọc đoạn sau đây:

Phật Giáo là một tôn giáo theo ý nghĩa mà chúng ta hiểu thuật ngữ này. Nó có những lý thuyết huyền bí và một phương thức cứu rỗi và một cuộc sống tương lai. Nó có một thông điệp đôi với thế giới nhắm chữa trị sự tuyệt vọng mà nó xem những người không có niềm tin tôn giáo đương nhiên phải có. Nó giả định một sự bi quan bản năng chỉ được chữa trị bằng một loại phúc ầm nào đó (Buddhism is a religion in the sense in which we understand the word. It has mystic doctrines and a way of salvation and a future life. It has a message to the world intended to cure the despair which it regards as natural to those who have no religious faith. It assumes an instinctive pessimism only to be cured by some gospel)(6).

Rõ ràng bản thân Russell hoàn toàn hiểu biết rất hời hợt về tư tưởng và giáo lý Phật Giáo. Tư tưởng duy lý nông cạn của Russell là một sản phẩm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Anh cứ tưởng rằng khoa học là vạn năng và chống đối mọi “lý thuyết huyền học” (mystic doctrines), cho rằng Phật giáo là “bi quan tự bản năng” (instinctive pessimism). Mọi phát triển phồn thịnh của các loại tôn giáo khác nhau cho đến tận ngày nay đã chứng minh niềm tin duy lý của Russell là nông cạn: khoa học phát triển cao độ vẫn không dập tắt được các khuynh hướng tôn giáo. 39 người theo giáo phái Thiên Môn (Heaven’s Gate) toàn là những chuyên gia vi tính, gia đình giàu, cuộc sống vật chất thoải mái, vậy mà đã chết cho một niềm tin tôn giáo kỳ lạ (mặc dù nhìn từ viễn cảnh xã hội học, những cá nhân đó là những kẻ thất bại, không tìm thấy trong cuộc sống một ý nghĩa cần thiết để duy trì mối tương quan liên nhân với đồng loại). Không ai có thể dùng một đầu óc duy lý, tỉnh táo, khoa học để cắt nghĩa được các hiện tượng tương tự. Sự nông cạn về tôn giáo của Russell thể hiện rõ nhất trong câu: “Tôi cho rằng tôn giáo tiên khởi và chủ yếu phát xuất từ sự sợ hãi" (Religion is based, I think, primarily and mainly upon fear)(7) Và thêm một câu này nữa: “Toàn bộ quan niệm về Thượng Đế phát xuất từ các chủ nghĩa độc tài phương Đông cổ đại. Đó là một quan niệm không xứng đáng những con người tự do" (The whole conception of God is a conception derived from the ancient Oriental despotisms. It is a conception quite uhworthy of free men)(8). Thảm hại thay cho mấy trí thức Giao Điểm và Nguyễn Kha cứ tưởng bở: Russell về phe mình, bênh vực cho Phật Giáo, bênh vực cho Đông Phương, chửi bới Thiên Chúa Giáo. Nhưng như tôi vừa chứng minh ở trên: Russell là một bác học duy lý hạng nặng, chẳng hiểu gì về tôn giáo, về Phật Giáo, còn hồ đồ cho rằng quan niệm Thượng Đế là sản phẩm của “nền độc tài phương Đông”. Trong một nơi khác Russell công khai khen ngợi Thiên Chúa Giáo:

Trong Thiên Chúa Giáo có ba yếu tố cần thiết phải duy trì, nếu có thể được: thờ phượng, phục thuận, và tình yêu. Sự thờ phượng được Thiên Chúa Giáo dâng lên cho Thiên Chúa. Phục thuận là chấp nhận những điều không thể tránh khỏi vì đó là ý muốn của Thiên Chúa. Tinh yêu là tình yêu đối với tất cả mọi người, bạn hữu cũng như kẻ thù (There are in Christianity' three elements which it is desirable to preserve if possible: worship, acquiescence, and love. Worship is given by Christianity’ to God: acquiescence is given to the inevitable because it is the will of (iod: love is enjoined towards my neighbors, my enemies, and infact, towards all men)(9).

Russell vẫn không thoát khỏi nổi ảnh hưởng tôn giáo ông ta hấp thụ thời thơ ấu. Viết như trên thì ông ta có khác gì Đức Giáo Hoàng trong cơ cấu tư duy và chắc chắn Giáo Hoàng sẽ đồng ý ngay với Russell. Khía cạnh duy lý trong tâm hồn Russell khiến ông nổi loạn chống lại bất cứ một giáo điều tôn giáo nào, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo, nhưng khía cạnh tình cảm trong con người Russell lại xô đẩy ông ta trở lại chính cái tỏn giáo mà ông ruồng bỏ. Chính Russell viết: “Như tôi đã nói trước đây tôi không nghĩ rằng lý do thực sự con người chấp nhận tôn giáo có liên quan gì đến chuyện lý lẽ biện biệt. Họ chấp nhận tôn giáo chỉ vì những lý do tình cảm” (As I said before. I do not think that the real reason why people accept religion has anything to do with argumentation. They accept religion on emotional grounds)(10).

Tôi nghĩ rằng tôi đã trả lời đầy đủ những luận điểm của Nguyễn Kha trong việc cho rằng tôi phạm bốn sai lầm lớn. Tôi không bàn câu trích dẫn của Nguyễn Kha nói về Einstein vì câu đó chẳng biết Nguyễn Kha nhặt trong cuốn sách nào. Phải cho tôi nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng của trích dẫn đó. Nhưng trước hết chúng ta hãy tạm thời đọc Nguyễn Kha về vấn đề này:

Sai thứ hai của giáo sư DND là nhà vật lý học nối tiếng Albert Einstein, người Hoa Kỳ, gốc Do Thái (xin lược bỏ những đoạn quá rườm rà nhằm phô trương những kiến thức tiểu học của Nguyễn Kha, đọc phải thấy xấu hổ dùm cho tác giả).... ca tụng Phật Giáo không phải vì Phật Giáo vô thần mà Thiên Chúa Giáo là hữu thần. Nhưng Einstein ca tụng Phật Giáo vì thấy sự tương hợp giữa các ngành khoa học và Phật Giáo, mà cơ cấu thực tại của sự vật chỉ là một trong các lãnh vực đã được Đức Phật nói đến trên hai ngàn năm trong hệ tư tưởng Phật Giáo (Sđd: tr.20).

Quan điểm của tôi là Einstein không phải là một nhà Phật học. Ông là một nhà vật lý học. Chúng ta vẫn thấy một số tên tuổi khoa học lớn lao khác vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo, V...V... và vô sô" tín điều khác nhau. Điều đó chỉ nói lên một sự kiện: tình cảm tôn giáo là một hiện tượng mà óc duy lý khó lòng phá vỡ được. Trở lại vấn đề Nguyễn Kha nói về “cơ cấu thực tại” trong hệ tư tưởng Phật Giáo và “sự tương Hợp” của Phật Giáo đối với “các ngành khoa học”. Vậy xin Nguyễn Kha đại gia hãy cho biết các “cơ cấu thực tại” trong Phật Giáo như thế nào và sự tương hợp giữa tư tưởng Phật Giáo và khoa học ra sao, chứ còn nói suông thì dễ quá. Điều này cho thấy Nguyễn Kha “ngầm tự giới thiệu” mình vừa giỏi khoa học, hiểu rành thuyết tương đối của Einstein, vừa hiểu rành Phật Giáo hơn cả các chuyên gia về Phật học. Rất mong đại nhân Nguyễn Kha chứng minh điều đó một cách nghiêm chỉnh chứ đừng đem Russell và Einstein ra hù dọa kẻ hèn này. Tuy kẻ hèn này không có vác cặp đi học về vật lý như đại gia Trần Chung Ngọc nhưng cũng chịu khó bỏ thì giờ đọc Fritjof Capra, một tiến sĩ vật lý tốt nghiệp từ đại học Vienna, chuyên gia về vật lý năng lượng cao (high-energy physics), tác giả của quyển sách nổi tiếng The Tao of Physics để so sánh những điểm tương đồng giữa vật lý hiện đại và huyền học Đông Phương. Đặc biệt Fritjof Capra tỏ ra hứng thú với học thuyết “lý sự vô ngại” trong Kinh Hoa Nghiêm, nhưng đáng ngạc nhiên là ông cho rằng lý thuyết cơ học lượng tử của Niels Bohr và Heisenberg phù hợp với thực tại luận Phật Giáo chứ không phải thuyết tương đối của Einstein. Tôi xin trích dẫn khá dài như sau:

Điểm chính trong việc Einstein không đồng ỷ với Bohr là do ông ta tin tưởng chắc vào một thực tại bên ngoài, thực tại này hao gồm những nguyên tô độc lập có thể tách rời trong không ịịian (independent spatially separate elements). Trong nỗ lực chứng minh rằng giải thích của Bohr về lý thuyết lượng tử là không nhất quán. Einstein sáng chế ra một thí nghiệm về tư tưởng được biết đến dưới tên gọi là thí nghiệm Einstein- I'odolsky-Rosen (EPR). Ba thập niên sau John Bell dẫn xuất một (lịnh lý (theorem), dựa trên thí nghiệm EPR, chứng minh rằng sự tổn tại của các ẩn số địa phương (local hidden variables) không l>hù hợp với sự tiên đoán xác suất của lý thuyết lượng tử. Định lý Bell đã giáng một đòn chí tử vào quan điềm của Einstein hằng cách chứng minh rằng quan điểm về thực tại như thể bao Xồm những phần tách rời, được các mối nối địa phương kết hợp lại, không tương ứng với lý thuyết lượng tử (The essence of I'jnstein’s disagreement with Bohr was his firm belief in some external reality, consisting of independent spatially separated elements. In his attempt to show that Bohr’s interpretation of quantum theory was inconsistent, Einstein devised a thought experiment that has become known as the Einstein-Podolsky- Rosen (EPR) experiment. Three decades later John Bell derived a theorem, based on the EPR experiment which proves that the existence of local hidden variables is inconsistent with the statistical preditions of quantum theory. Bell’s theorem dealt a shattering blow to Einstein's position by showing that the conception of reality as consisting of separate parts, joined by local connections, is incompatible with quantum theory)(11).

 

Ngay trong lãnh vực chuyên môn của mình là vật lý Einstein cũng chưa phải là người nắm được chân lý tuyệt đối, huông hồ bàn đến một lãnh vực chuyên môn khác là Phật học. Mong Nguyễn Kha đại nhân không nên trông cậy vào Einstein nữa. Vả lại, Einstein đâu có viết câu nào công kích, mạt sát Thiên Chúa Giáo đâu? Ông chỉ khen ngợi Phật Giáo thôi, mà Phật Giáo đã có quá nhiều vĩ nhân khác ca tụng rồi. Điều Einstein làm cũng chẳng có gì mới mẻ hay độc đáo.

Nguyễn Kha say sưa viết tiếp:

Sai thứ ba của giáo sư DND khi viết rằng: “Nhưng nếu hai đại bác học này mà chứng kiến cảnh Phật tử nhang khói xì xụp lạy Phật vào các ngày lễ Phật thì chắc chắn họ sẽ thay đổi ý kiến". Có lẽ không ai nghĩ rằng hai đại tư tưởng gia của thế kỷ 20 lại có cái kiến thức quá giản dị như giáo sư DND nói. Một người bình thường, văn hóa và sở học còn thấp, nhưng nếu muốn nghiên cứu một tôn giáo nào như Phật Giáo chẳng hạn, họ sẽ đọc thẳng vào kinh điển, vào triết lý của tôn giáo đó, chứ ai lại ngây thơ đến mức đồng hóa cái tín ngưỡng hình thức của số tín đồ bình dân với cái cốt tủy của triết lý tôn giáo (Sđd: tr. 21).

Trong một câu viết ngắn này tôi có thể tìm ra ít nhất năm sai lầm nghiêm trọng của Nguyễn Kha. Một, Einstein là một nhà vật lý lý thuyết. Ông không đưa ra bất kỳ một hệ thống triết học nào. Không thể gọi Einstein là tư tưởng gia như Russell được. Hai, một đại bác học, ngoài lãnh vực chuyên môn của họ ra, có thể là một người rất ngây thơ, thậm chí đần độn, trong hầu hết các lãnh vực khác. Newton là một đại bác học, nhưng ông tin có Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ. Russell là một nhà triết học và toán học lừng danh, nhưng hoàn toàn không biết gì về Phật Giáo. Không có gì chứng minh rằng một người có thiên tài trong lãnh vực này cũng đồng thời giỏi luôn trong các lãnh vực khác. Ba, Nguyễn Kha tỏ vẻ xem thường các tín đồ Phật tử hình dân, xem họ không phải tượng trưng cho cốt tủy của Phật Giáo nằm trong kinh điển. Nhưng tôn giáo sống được, tồn tại được là nhờ tín đồ, không phải nhờ các nhà bác học nghiên cứu kinh điển. Nghiên cứu tôn giáo về mặt xã hội chính là nghiên cứu các tín đồ của tôn giáo đó. Phật tử thắp nhang lạy Phật không có gì là bình dân, không có gì là xấu, là sai lầm cả. Chính những đầu óc duy lý như Einstein, như Russell, sẽ thấy khó chịu trước các hiện tượng đó, vì chính bản thân Russell đã quan niệm rằng bản chất của tôn giáo bắt nguồn từ sự sợ hãi những gì mình không biết rõ (the fear of the unknown) như câu trích dẫn ở trên cho thấy. Còn những người tự hào có trình độ khoa học như Russell thì cho rằng mình là người vô thần, không tin vào Thượng Đế, không tin vào sự bất tử, vì cho rằng “quan niệm Thượng Đế là sản phẩm của các chế độ độc tài phương Đông cổ đại” (The whole conception of God is a conception derived from ancient Oriental despotisms). Sai lầm thứ tư của Nguyễn Kha là cho rằng việc tín đồ lạy Phật chỉ là cái “tin ngưỡng hình thức của số tín đồ bình dân” ngụ ý rằng trong giới tín đồ có thể phân chia ra làm hai hạng: tín đồ bình dân và tín đồ thượng lưu. Vậy xin Nguyễn Kha cho biết đại nhân thuộc loại tín đồ nào: bình dân hay cao quý? Vậy thì tín đồ thượng lưu không lạy Phật, không thắp nhang? Mong được đại nhân chỉ giáo thêm điểm khó hiểu này. Sai lầm thứ năm của Nguyễn Kha là cho rằng “một người bình thường, văn hóa và sở học còn thấp” lại có thể “đọc thẳng vào kinh điển và triết lý của một tôn giáo”. Ngay cả những trí thức có bằng cấp tiến sĩ như các trí thức Giao Điểm vẫn chưa thể “đọc thẳng vào kinh điển và triết lý của một tôn giáo” nên mới sản sinh ra một tác phẩm đầy rẫy những lời phê bình nông cạn, nội dung bóp méo, kiến thức lôi thôi, như được thể hiện trong cuốn một phê bình Đức Giáo Hoàng và cuốn hai phê bình Dương Ngọc Dũng.

Nguyễn Kha vẫn ung dung không nhận thức được những kiến thức mình có chỉ thuộc loại tiểu học nên điềm nhiên viết tiếp:

Điểm sai thứ tư trong đoạn văn ngắn nói trên là giáo sư DND nghĩ rằng Giáo Hoàng bài xích Phật Giáo (và các tôn giáo khác) là vì Phật Giáo vô thần. Hiểu như thế là chỉ hiểu được phần Diện mà không biết đến cái Điểm. Giả sử Giáo Hoàng không biết về Phật Giáo thì ban tham mưu của ngài cũng có thể biết. Nhưng những vấn đề được trình bày trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng" (Crossing the Thresh- hoỉd of Hope) là Giáo Hoàng nhắm đến vấn đề chiến lược (Điểm) (Sđd: tr. 21-22).

Ngay trong đoạn phê bình ngắn này của Nguyễn Kha tôi cũng có thể tìm ra ba sai lầm lớn.

Một, Giáo Hoàng không bài xích (attack) Phật Giáo. Ngài chỉ nhận định và cho rằng Phật Giáo có thái độ “indifférence totale” (xin đọc lại đoạn tôi phê bình giáo sư Minh Chi về thuật ngữ này) đối với toàn thể thế gian. Mong Nguyễn Kha dành thời gian học tập thêm bằng cách đọc tông thư “Để Tiến Tới Thiên Niên Kỉ Thứ Ba” (Tertio millenio adveniente) của Đức Giáo Hoàng, công bố liền ngay sau tác phẩm Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó nhấn mạnh đến việc đối thoại với các tôn giáo khác và chính Giáo Hoàng cũng thừa nhận rằng “một trang sử đau xót mà khi đọc lại con cái Giáo Hội không thể không mặc lấy tinh thần sám hối, đó là đã chấp nhận dùng đến những phương pháp bất khoan dung và thậm chí bạo lực trong khi phụng sự chân lý “ (trích Tông Thư, 1994, bản dịch Việt ngữ, tr. 48).

Sai lầm thứ hai là chân lý giáo là để sống, để thể nghiệm ngay trong đời sống toàn diện, không phải để hiểu. Đã sống như một người Thiên Chúa Giáo thực sự thì không thể hiểu nổi Phật Giáo và ngược lại. Cái hiểu nếu có, chỉ là cái hiểu nghiên cứu, lý luận, sách vở, không phải những chân lý nghiệm sinh tồn tại trong từng hơi thở của tín đồ. Không bao giờ nên đặt vấn đề Đức Giáo Hoàng “hiểu” Phật Giáo như một Phật tử thật sự hiểu cũng như không bao giờ nên đặt vấn đề hòa thượng Thích Trí Tịnh “hiểu” Thiên Chúa Giáo như các tín đồ Thiên Chúa Giáo cảm nhận trong tâm hồn.

Sai lầm thứ ba, Nguyễn Kha là ai, có căn cứ vào tài liệu mật nào của Tòa Thánh, mà biết được chiến lược toàn cầu của Tòa Thánh, biết được ý đồ thầm kín của Giáo Hoàng. Phải chứng minh điều mình khẳng định, chứ không thể nói càn được.

Vẫn với thái độ tự mãn, đại gia Nguyễn Kha, người hùng đứng ra bênh vực cho Giao Điểm (có lẽ được Giao Điểm bỏ liền ra thuê viết chăng?), đưa ra câu chất vấn tôi như sau:

Cho phép tôi được đặt ra vài câu hỏi ở đây với giáo sư DND. Tại sao giáo sư biết hai đại khoa học gia này không nghiên cứu Phật học? (Sđd: tr. 23)

Mọi vấn đề liên quan đến Einstein và Russell tôi đã chứng minh xong ở phần trên. Tôi thách bất kỳ ai có thể tìm ra bằng chứng cho rằng cả hai nhà bác học này có nghiên cứu Phật học, còn nếu nói chung chung thì chỉ cần trình độ cỡ Nguyễn Kha thì cũng có thể phát biểu linh tinh về hàng chục vấn đề khác nhau được rồi, đâu cần đến tầm cỡ Einstein hay Russell, vả lại, tại sao Nguyễn Kha biết hai nhà bác học này có nghiên cứu Phật học? Họ nghiên cứu Phật học với ai? Giáo sư ở đại học nào? Có mấy công trình viết về Phật học? Mong đại gia Nguyễn Kha chỉ giáo.

Nguyễn Kha đặt câu hỏi:

Và riêng bản thân giáo sư, thì đã nghiên cứu Phật học đến trình độ nào? Có bằng cấp gì về Phật học, để dám nói rằng hai khoa học gia trên không có thẩm quyền bàn về Phật học? (Sđd: tr. 23)

Thật là nắng hạn gặp mưa rào. Xin thành thật cám ơn đại gia Nguyễn Kha đặt câu hỏi này. Thật tình tôi cứ ấm ức mãi không biết làm sao để tự quảng cáo bản thân thì nay đã có cơ hội. Xin kính trình ngài: tôi đang viết luận án tiến sĩ về Bhavavi- veka, một triết gia Phật Giáo thế kỷ thứ 6 tại Ấn Độ, thuộc trường phái Trung Quán (Madhyamika). Giáo sư hướng dẫn tôi là David Eckel và Alan Olson. Giáo sư David Eckel là một chuyên gia Phật học nổi tiếng đã xuất bản hai tác phẩm về Bhavaviveka: To see the Buddha: A Philosopher’s Quest for the Meaning of Emptiness (Princeton University Press, 1992) và Jnanagarbha’s Commentary on the Distinction between the Two Truths: An Eighth-Century Handbook of Madhyamika Philosophy (State University of New York Press, 1987). Giáo sư Alan Olson là chuyên gia về thuyên thích luận (hermeneutics) và triết lý tôn giáo (philosophy of religion) đã cho xuất bản hai tác phẩm: Hegel and the Spirit: Philosophy as Pneumatology (Princeton University Press, 1992) và Transcendence and Hermeneutics (The Hague: Martinus Nijhoff, 1979). Thời kỳ tôi ở Harvard tôi học Phật Giáo với Masatoshi Nagatomi (Phật Giáo Ấn Độ - Tây Tạng, Phật Giáo Đông Á), Charles Hallisey (Phật Giáo Nam Tông), Helen Hardacre (Phật giáo Nhật Bản). Sao, ngài Nguyễn Kha muốn tôi kê khai thêm chăng? Ngài có toàn quyền viết thư cho đại học Harvard và Boston để hỏi thăm các vị giáo sư đó về tôi.

Nguyễn Kha đặt câu hỏi rất ngu ngơ như sau:

Nếu tôi chấp nhận tính chất thẩm quyền của giáo sư, thì câu hỏi khác tôi muốn đề cập đến là, giáo sư có trình độ khoa học đến đâu, có giải thưởng Nobel về văn chương và về khoa học năm nào, để có thể có thẩm quyền bàn đến ý kiến của hai vị có giải Nobel này. Chẳng lẽ hội đồng cấp phát giải thưởng cũng là "hạng bét" “ngu dốt" cả hay sao? (Sđd:tr.24)

Dĩ ngiên là họ không ngu dốt rồi, chỉ có Nguyễn Kha đại nhân chỉ số” thông minh thấp nên mới đặt câu hỏi lạc quẻ, vô duyên như trên. Tôi có đi học về khoa học đâu? Chuyên môn hiện nay của tôi là Phật học cơ mà? Mà có giải thưởng Nobel về Phật học hay không? Có phải Einstein và Russell nhận giải Nobel về Phật học hay không? Nếu quả thật hai đại bác học này nhận giải thưởng Nobel về Phật học thì tôi xin tạ lỗi cuồng dại nói bậy. Nhưng họ giỏi về khoa học thì đâu có nghĩa là họ cũng giỏi về các vấn đề tôn giáo học, như tôi đã chứng minh đầy đủ ở phần trên. Còn Nguyễn Kha thì sao? Tôi đã liệt kê chứng minh thư của tôi rồi, xin đại nhân liệt kê các bằng cấp và tên tuổi các giáo sư dạy ngài về Phật học cho tôi biết xem ngài ró đủ thầm quyền để chất vấn tôi hay không. Mong đại nhân Nguyễn Kha “cho đăng công báo hay trên một cuốn sách nào dó về các bằng cấp và chứng minh thư về sở học của đại nhân để độc giả khỏi nghi". Còn nếu không được học hỏi về đạo Phật một cách nghiêm túc thì không nên chất vấn tôi với thái độ ngạo nghễ như sau:

Còn định nghĩa chữ “tùy hỉ" là có “cảm giác vui vẻ. an lạc..." như giáo sư DND nói ở trên tôi nghĩ rằng không đúng. (Sđd:tr.32)

Tôi đã giải thích rất rõ ràng trong cuốn sách của tôi: tùy hỉ trong tiếng Pali là “mudita” (tiếng Anh dịch rất chính xác là sympathetic joy hay altruistic joy) là một trong Tứ Vô Lương Tâm (brahma-vihara= Từ (metta), Bi (karuna), Hỉ (mudita), Xả (upekkha), có nghĩa là “vui vẻ khi thấy người khác làm phước”. Còn Nguyễn Kha thấy không đúng, cứ về mời sư phụ là thiền sư Nhất Hạnh ra tranh luận với tôi về ý nghĩa chữ này chứ không nên nói kiểu chung chung “tôi nghĩ rằng không đúng”. Không đúng tại sao Nguyễn Kha đại gia không trưng bày cái “hiểu đúng” của đại gia ra cho tại hạ được một phen học hỏi?

Mặc dù vẫn chưa có gì cho thấy Nguyễn Kha được đào tạo trong lãnh vực tôn giáo học, đại gia vẫn hùng dũng tiếp tục chất vấn tôi về vấn đề phương pháp luận so sánh tôn giáo. Tôi viết:

Họ (chỉ nhóm giao Điểm) dẫn chứng kinh điển Phật Giáo (tức là Phật Giáo như một lý tưởng) để chứng minh là Phật Giáo là một tôn giáo hoàn thiện, tốt đẹp, giàu lòng từ bi. Nhưng khi công kích Thiên Chúa Giáo lại dựa vào các thực hành tôn giáo diễn ra trong lịch sử phát triển của tôn giáo này (pháp đình tôn giáo, vụ án Gallilée,v.v...)

Nguyễn Kha bình luận:

Tôi hoàn toàn đổng ý với tiêu chuẩn so sánh trên của giáo sư DND. Nghĩa là học thuyết so sánh với học thuyết, thực hành so sánh với thực hành. Tuy nhiên, đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy giáo sư DND lộng giả thành chân để đánh lừa dư luận. Hoặc là giáo sư không biết nhiều về Thánh Kinh, hoặc biết mà cố tình bóp méo sự thật, thì sẽ bị người khác cho là thiếu lương thiện trí thức.

Thật vậy, lúc giáo sư DND đưa thí dụ về Pháp Đình tôn giáo và vụ án Gallilée mà cho đó thuộc về phần thực hành là hoàn toàn sai. Đó chính là phần lý thuyết trong Thánh Kinh, và từ đó mới có tòa án xử dị giáo và mới có vụ giết nhà bác học Gallilée (quản thúc tại gia cho tới lúc chết) (Sđd:tr.26).

Nếu Nguyễn Kha đã đổng ý với tiêu chuẩn so sánh của tôi thì có nghĩa là tôi đã phát biểu một mệnh đề chính xác. Còn vấn đề tôi đưa ra ví dụ không phải là điểm dùng để bác bỏ tính chính xác của mệnh đề. Nhưng tôi không cho rằng thí dụ của tôi thiếu chính xác. Pháp Đình tôn giáo không có cơ sở trong Kinh Thánh. Nó được thiết lập bởi Giáo Hoàng Gregory IX năm 1231 để lùng bắt và truy tố những kẻ ngoại đạo, các nhân viên Pháp đình hầu hết là các tu sĩ dòng Đa Minh và Francisco. Còn Pháp Đình Tôn Giáo Tây Ban Nha (mọi tai tiếng liên quan đến Pháp đình tôn giáo là do Pháp đình Tây Ban Nha mà ra) là một tổ chức riêng biệt được các hoàng đế Tây Ban Nha thành lập năm 1479 và hoàn toàn do họ khống chế, lợi dụng danh nghĩa Thiên Chúa Giáo để trừng phạt các kẻ nổi loạn chống lại triều đình. Russell là người chống Thiên Chúa Giáo kịch liệt mà còn viết:

Trong Thiên Chúa Giáo có ba yếu tố cẩn phải giữ lại: thờ phượng, cung thuận, và tình yêu. Thiên Chúa Giáo thờ phượng Thiên Chúa, Cung thuận là chấp nhận điều không thể tránh khỏi vì đó là ý chỉ của Thiên Chúa. Tình yêu được khuyến khích đối với tất cả mọi người, bạn bè cũng như kẻ thù (xem nguyên tác Anh ngữ đã trích ở phần trên).

Vậy thì rõ ràng Russell cũng phân biệt giữa lý thuyết và thực hành. Bản thân tôi, cũng như Russell, cũng như bao nhiêu người khác, hoàn toàn phản đối những thực hành tôn giáo sai trái đó. Đó là lý do tại sao ngay cả trong Tông Thư “Tiến Đến Thiên Niên Kỉ Thứ Ba” Đức Giáo Hoàng cũng yêu cầu các tín đồ Thiên Chúa Giáo sám hối vì trong lịch sử Giáo Hội đã có lúc sử dụng “những phương pháp bất khoan dung và thậm chí cả bạo lực trong khi phụng sự chân lý”. Đức Giáo Hoàng đã thừa nhận các sai lầm trong lịch sử phát triển đạo Thiên Chúa. Còn Nguyễn Kha, còn các trí thức trong nhóm Giao Điểm, bao giờ thì thừa nhận các quan điểm sai lầm của mình về tôn giáo, về dân tộc? Phải chăng chính các anh đang lùi trở lại thời Trung Cổ và làm chính các việc mà các anh kết án: lập tòa án Pháp Đình Giao Điểm để xử tội tất cả những người nào chống đối, phê bình việc làm vô ý thức của các anh: chia rẽ tôn giáo, âm mưu gây ra chiến tranh tôn giáo giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, phạm lại sai lầm của chế độ Ngô Đình Diệm ngày xưa (đề cao Công Giáo, đàn áp Phật Giáo còn các anh chửi bới Thiên Chúa Giáo, đề cao Phật Giáo) để nhằm những mục tiêu gì? Tôi xin để công luận đánh giá việc làm thực sự của anh. Phật Giáo không cần ai đề cao. Tự bản thân Phật Giáo đã là một hình thức tôn giáo vĩ đại trên khắp thế giới ai cũng thừa nhận. Không cần phải khen phò mã tốt áo, một việc làm quá dư thừa. Nếu tôi không phải say mê triết lý Phật Giáo, tại sao tôi phải tốn bao nhiêu thì giờ để học hỏi, nghiên cứu về nó? Còn Nguyễn kha, đại nhân đã học cái gì ở đại học, đã hi sinh bao nhiêu thời gian của mình để học hỏi về Phật Giáo, sao đại nhân có đủ tư cách để phê phán cá nhân tôi và chụp mũ tôi là người của Thiên Chúa Giáo? Cứ giả sử tôi là tín đồ Thiên Chúa Giáo thì tự nhiên mọi lý lẽ, lập luận của tôi trở nên vô giá trị và sai lầm hay sao? Khổng Tử đã răn đe đệ tử của ngài: Bất dĩ nhân phế ngôn, bất dĩ ngôn phế nhân. Chính bản thân Nguyễn Kha cũng viết: “Theo thiển ý, tôi không quan tâm nhiều về tác giả của một vấn đề, một luận điểm., một cuốn sách là ai, mà tôi chú trọng đến tính xác thực (đúng hay sai) của vấn đề đó" (Sđd: tr.23). Vậy thì tại sao lại chụp mũ tôi là người Thiên Chúa Giáo?

Rõ ràng giữa “lý thuyết” của Nguyễn Kha và “thực hành” của Nguyễn kha có sự mâu thuẫn quá lớn. Chẳng lẽ nếu tôi là người Thiên Chúa Giáo thì tự nhiên đáng đem bắn bỏ hay sao? Mong Nguyễn Kha đại nhân đừng có độc tài tôn giáo như thế.

Sau khi làm người hùng bênh vực cho Nguyễn Tử Đóa, Tuệ Sĩ, thậm chí cả Einstein và Russell, Nguyễn Kha tiến hành bênh vực luôn giáo sư Minh Chi và bác sĩ Nguyễn văn Thọ. Về phần Minh Chi và Nguyễn văn Thọ, tôi đã nói đủ trong cuốn sách của mình. Nguyễn Kha viết như sau:

Giáo sư DND viết: Bác sĩ Nguyễn văn Thọ, cũng như hầu hết các cây bút viết về triết Đông tại Việt Nam trước 1975 như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy cần, Lương Kim Định, không hề trải qua một trường lớp đào tạo ở bất cứ trường nào về triết học Đông Phương cũng như Tây Phương. Ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một thành kiến hết sức tai hại cho học thuật chính là ai biết chữ Hán thì người đó đương nhiên có thẩm quyền nói về triết học Đông Phương.

Đoạn văn trên có hai điểm sai, và có ngụ ý, thiếu lương thiện tri thức tôi thiểu.

Sai thứ nhất, Linh Mục Kim Định có bằng tiến sĩ Thần Học, nghĩa là có đào luyện trường lớp về triết Tây.

Sai thứ hai, tại Việt Nam từ trước đến nay chúng ta chưa hề thấy và nghe nói rằng “ai biết chữ Hán thì đương nhiên có thẩm quyền nói về triết học Đông Phương" (Sđd:tr.33).

Kính bẩm đại học giả Nguyễn Kha, tôi cũng tìm thấy trong câu phê bình ngài ít nhất là hai sai lầm và thiếu lương thiện trí thức tối thiểu. Sai lầm thứ nhất: Kim Định theo học bên Pháp chuyên ngành Hán tự tại trường Hautes Études de Chinois bên Pháp và không hề có bằng tiến sĩ thần học. Kim Định đang sống tại Cali, ngài có thể tham vấn dễ dàng về tiểu sử học hành của Kim Định thường ghi ngay trong bìa các tác phẩm của ông. Nhưng tôi nhắc đến tên rất nhiều người, sao Nguyễn Kha chỉ biết có một mình Kim Định lại vội vã cho rằng tôi sai? Nguyễn Đăng Thục có bằng kỹ sư bên Pháp, Nguyễn Hiến Lê là cán sự công chánh, Nguyễn Duy Cần là cán bộ phòng Giáo Dục, ngay hồi còn dạy ở đại học Văn Khoa (cũ) cũng chỉ khai là “học giả” trong mục bằng cấp các giáo sư in trong cuốn Sinh Viên Chỉ Nam, còn Nguyễn văn Thọ rõ ràng là bác sĩ, phải không nào? Nguyễn Kha đã thiếu sự lương thiện trí thức tối thiểu: nếu tôi có sai khi nói rằng Kim Định không có học triết Tây thì vẫn còn bốn người kia là tôi nói đúng, tại sao lại phủ nhận luôn ý kiến của tôi được?

Sai lầm thứ hai của Nguyễn Kha là đưa ra khẳng định rằng “từ trước đến nay chúng ta chưa hể thấy và nghe nói rằng ai biết chữ Hán thì đương nhiên có thẩm quyền nói về triết học Đông Phương”. Nếu ngài chưa nghe thấy thì điều đó không có nghĩa là tôi nói sai. Trong bể học mênh mông này chắc chắn còn rất nhiều thứ mà đại học giả Nguyễn Kha chưa hề nghe thấy, chẳng hạn ngài chưa bao giờ đọc cho xong một bài viết của Russell nên “chưa bao giờ nghe thấy” việc Russell cũng xếp Phật Giáo vào chung một phạm trù với Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo như tôi đã chứng minh ở trên. Ngài cũng "chưa bao giờ nghe thấy” hai chữ “tùy hỉ” có nghĩa là “vui vẻ khi thấy người khác làm phước” nên cho rằng tôi giảng sai. Ngài cũng “chưa bao giờ nghe thấy” việc John Bell chứng minh lý thuyết vật lý của Einstein là không chính xác trong thí nghiệm EPR (Einstein-Podolsky-Rosen) nếu so với cơ học lượng tử nên cứ tưởng lầm rằng quan điểm của Einstein trong thuyết tương đôi tương hợp với thực tại luận Phật Giáo. Tôi sẽ tiếp tục chứng minh rằng còn rất nhiều vấn đề tri thức ngài Nguyễn Kha vẫn “chưa hề nghe nói đến”.

Trước hết hãy trở lại điều tôi nói về các nhân vật Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, hay Lương Kim Định. Tất cả những người này đều giỏi chữ Hán. Nghĩa là họ đáp ứng được điều kiện tiên khởi khi bắt lay nghiên cứu một lãnh vực gì: nghiên cứu tư tưởng Trung Quốc thì phải biết tiếng Trung Quốc. Và họ thỏa mãn điều kiện này. Chính vì vậy lãnh vực triết Đông do họ thống trị, không ai dám nhảy vào tranh chiến nếu không biết rành tiếng Hán để đọc Khổng, Mạnh, Trang, Lão, Hán Phi, Tuân Tử,v.v... Kinh Thi, Kinh Dịch,v.v... Do đó những nhân vật này ung dung tọa hưởng kỳ thành, làm vua một cõi. Học thuật về Đông Phương trong bao nhiêu năm không hề nổ ra một cuộc tranh luận nào vì tất cả đều lấy sách Tàu ra chép lại, chẳng có tư tưởng gì mới mẻ, độc sáng cả. Học thuật như vậy làm sao tiến bộ được? Tôi biết tâm cảnh người Việt không có gì ghét bằng bị phê bình nên trong bao nhiêu năm chẳng có vấn đề tranh cãi về học thuật. Người ngoài đọc sách Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Lương Kim Định, thì ú ớ vì không giỏi Hán văn, nên đặt họ lên bệ thờ văn hóa mà thờ luôn, cho rằng đó là những đỉnh cao minh triết của dân tộc Việt Nam, phải kiêng không được nói năng đụng chạm gì đến. Đụng chạm đến họ là đụng chạm tiến thần linh văn hóa. Nhưng điều thảm hại nhất cho văn hóa Việt chính là không ai tự rèn luyện để vươn lên ngang tầm các nhân vật đó và nếu có ý chí phải vượt xa hơn họ trong lãnh vực nghiên cứu tư tưởng Đông Phương. Chính do họ biết Hán văn nên triết Đông đối với họ chỉ gom vào Trung Quốc là chính. Chỉ có vài cuốn sách lèo tèo viết về triết học Ấn Độ (Hoàng Sĩ Quý, Lê Xuân Khoa, Thích Mãn Giác) còn tất cả đều viết về triết học Trung Hoa. Khi đã có đủ can đảm nghiên cứu các sách vở của các thần linh trên đây trong một viễn tượng phê phán, tôỏi mới phát hiện họ cũng có nhiều sai lầm trong phương pháp tiếp cận các vấn đề triết học, chẳng hạn các vấn đề bản thể luận (ontology), tri thức luận (epistemology), vũ trụ luận (cosmology)... Đặc biệt là Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Đăng Thục rất thích đối chiếu tư tưởng Đông Phương và triết học Tây Phương nên sai lầm càng đầy rẫy trong các tác phẩm của họ. Hậu nhân như Nguyễn Kha, nếu thực sự muốn thăng tiến cho văn hóa dân tộc, thì phải từ bỏ ngay thái độ tôn sùng các thần linh văn hóa mà đứng ngay lên vai họ để tầm nhìn được xa hơn. Còn nếu chỉ biết nằm phục quỳ lạy dưới chân các thần tượng đó thì đời đời kiếp kiếp con cháu Việt nam chỉ có tầm nhìn sát đất trong cảnh nô lệ văn hóa. Điều bi thảm nhất là chúng ta lại tự nô lệ chính bản thân mình chứ giờ này chẳng có cường quốc nào nô lệ chúng ta cả. Nguyễn Kha cao giọng khuyên lơn “ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây” (Sđd: tr.35). Nhưng tại sao tục ngữ Việt Nam lại có câu: “Con hơn cha nhà có phúc”? Nếu nhờ kẻ trồng cây thì phải nỗ lực trồng thêm nhiều cây cho con cháu hậu thế được hưởng, không phải đứng ôm chặt hôn hít những thân cây đã mục nát thì mới tỏ được lòng biết ơn. Mong đại gia Nguyễn Kha tỉnh ngộ cho văn hóa Việt Nam được nhờ.

Nguyễn Kha còn tiếp tục say mê thần tượng Einstein (mặc dù tôi không biết chuyên môn của Nguyễn Kha có phải vật lý lý thuyết hay không) nên phê bình tôi như sau:

Sau khi ganh tị về các nhà tư tưởng Tây Phương ca tụng Phật Giáo, giáo sư DND hạ thấp nhà khoa học Einstein sau đó lại đưa Giáo Hoàng lên ngang với Einstein trong câu: thật ra, cả hai, Đức Giáo Hoàng và Einstein đều tư duy trong truyền thống Tây Phương. They belong together.

Như thế là quá rõ ràng, giáo sư suy bụng mình ra bụng mấy ông Giao Điểm, mặc dù mấy ông ấy chẳng làm gì sai. Lúc suy bụng mình ra bụng người khác nhưng vẫn thấy không ổn, vậy rồi viết một câu thiếu cơ sở sử học lúc nói "they belong together" (họ đi đôi với nhau).

Thật vậy, thấy người sang bắt quàng làm họ... Mong giáo sư DND cho biết họ đi đôi với nhau chỗ nào? (Sđd: tr.64-65).

Đôi lúc tôi cũng muốn phì cười trước sự ngu xuẩn chịu khỏng nổi của Nguyễn Kha nhưng cũng phải bắt chước Bồ Tát Trần Chung Ngọc “sắn ống quần nhảy vào hỏa ngục” giảng dạy cho Nguyễn Kha bớt ngu muội. Câu tôi viết đã quá rõ ràng: cả Einstein và Đức Giáo Hoàng là người Tây Phương mặc đù một người nghiên cứu khoa học, một người theo tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo, đều phải tư duy trong truyền thống văn hóa Tây Phương. Chẳng lẽ Einstein tư duy trong truyền thông Việt Nam hay Ấn Độ? Còn chuyện thấy người sang bắt quàng làm họ thì chưa chắc ai đã “sang” hơn ai. vấn đề là định nghĩa cho rõ thế nào thì Nguyễn Kha gọi là “sang”. Người “sang” trong lành vực này chưa chắc là “sang” trong lãnh vực khác. Mà ngay trong khoa học là lãnh vực của sự nghiên cứu khách quan cũng chẳng có nhà khoa học nào dại dột tuyên bố mình đã tìm ra được chân lý tuyệt đối. Cứ ôm chầm lấy gót chân của Einstein như Nguyễn Kha trong mọi vấn đề thì thật ấu trĩ. Đâu phải Einstein nói đúng về một vấn đề vật lý thì tự nhiên cũng là một nhà Phật học có tầm cỡ phải kính phục?

Nguyễn Kha nói tôi “ganh tị với những nhà tư tưởng phương Tây ca tụng Phật giáo”. Đá lộn sân rồi bạn. Chuyên môn của tôi là Phật học tại sao tôi lại buồn bực khi thấy các nhà tư tưởng Tây Phương ca tụng Phật Giáo? Tôi phải mừng vì thấy có nhiều người đồng ý với mình chứ. Còn chuyên môn của Nguyễn Kha là gì mà dám phê bình Thiên Chúa Giáo và nói lăng nhăng về Phật Giáo trong khi ngay cả ý nghĩa của chữ “tùy hỉ” cũng giải thích trật lấc? Mong đại gia cho biết đã nghiên cứu học Phật với ai, có bằng cấp gì về Phật học, sao dám nhảy múa lung tung trong lãnh vực chuyên môn của tôi? Hay là đại nhân tốt nghiệp trường “Phật Học Lý Trần” của nhóm Giao Điểm? Nếu thế thì xin miễn không cần phải chứng minh. Tôi có thể biết chính xác trình độ của đại nhân. Đại nhân “bác học” đến nỗi hiểu lầm “nhà huyền học “(mystic) là “người nghiên cứu về huyền thoại” trong câu phê bình tôi sau đây:

Và cũng vì quá nhiệt tình với “mình “và thù hận “kẻ khác “cho nên viết một cách thiếu cân nhắc, để bày tỏ sự sơ hở như: “Điều mà Phật Giáo Đại Thừa gọi là Như Lai Tạng thì Eckhart, một nhà huyền học Thiên Chúa Giáo, gọi là điểm sáng của linh hồn (scintilla animae). Nghĩa là trong truyền thông Thiên Chúa Giáo, do chịu ảnh hưởng triết học Plotin (Neo-Platonism), nên quan điểm thần tính nội tại trong bản thân trở thành một luận điểm thần học mạnh mẽ..." Giáo sư DND, đem một nhà huyền học (học về huyền thoại) không tên tuổi so sánh với lý thuyết Phật Tính trong Phật Giáo, và lúc viết câu: do chịu ảnh hưởng, nghĩa là lúc đầu không có, về sau mới bắt chước, cóp nhặt kẻ khác (Sđd: tr.51).

Ngay trong câu phê bình này của Nguyễn Kha tôi cũng tìm ngay ra được ít nhất hai điều “thiếu cân nhắc, bày tỏ sự sơ hở” trong kiến thức. Meister Eckhart là một nhà huyền học người Đức sanh năm 1260 nổi tiếng khắp thế giới, ngay cả thiền sư nổi tiếng Nhật Bản như D.T. Suzuki còn phải viết sách nghiên cứu tư tưởng Eckhart (tác phẩm Mysticism: Christian and Buddhist đã được Như Hạnh dịch sang tiếng Việt, Huyền học Đạo Phật và Thiên Chúa, Kinh Thi x.b., 1974) vì trong tư tưởng của nhà huyền học vĩ đại này các thiền sư Nhật bản (Nishitani Keiji, Nishida Kitaro, Tanabe Hajime, Masao Abe, Ueda Shizuteru, Takeuchi Yoshinori, Hisamatsu Shinichi) tìm thấy nhiều điểm tương đồng với giáo lý Phật Giáo, vậy mà Nguyễn Kha dám phê bình là “không tên tuổi” gì. Tạm thời tôi giới hiệu tác phẩm căn bản về Eckhart của James M. Clark, Meister Eckhart: An Introduction to the Study of his Works with tin Anthology of his Sermons (Thomas Nelson and Son Ltd., London, 1957) để Nguyễn Kha đọc thêm bớt nói bậy về các vốn đề tôn giáo. Còn muốn tham khảo trực tiếp tư tưởng líckhart thì nên đọc toàn tập 3 cuốn, bản dịch Anh ngữ của M.O.C. Walshe (Sermons and Treatises, Element, Shaftesbury, 1991). Điểm “sơ hở” trong kiến thức thứ hai là Nguyễn Kha tưởng rằng nhà “huyền học” (mystic) thành ra “người nghiên cứu huyền thoại” (mythologist). Mong đại nhân chịu khó bỏ chút thì giờ học... bổ túc thêm kiến thức hay chịu khó tra lại tự điển khi viết báo, viết sách. Kiến thức đã nông cạn như thế mà lại thích lên mặt dạy đời cho thiên hạ. Muốn hiểu huyền học Tây Phương đề nghị Nguyễn Kha đọc A. Godferneaux, Sur la psychologie du mysticisme (Revue philosophique, Tome LIII, tr.168), William James, Varieties of Religious Experience, (tr. 124-425), Ninian Smart, Our Experience of the Ultimate (Religious Studies 20, no.l. March 1984, tr.19-26).

Sau khi phê bình “giáo sư Dương Ngọc Dũng” đã đời Nguyễn Kha xoay qua chửi bới Kinh Thánh và Thiên Chúa Giáo một cách tệ mạt, nhưng tôi xin để các linh mục khác trả lời, nếu không Nguyễn Kha và Trần văn Kha lại kêu toáng lên là tôi được Thiên Chúa Giáo thuê tiền bênh vực cho Đức Giáo Hoàng. Tôi cũng chẳng biết căn cứ vào đâu Nguyễn Kha tự nhiên phán... sảng: “Tôi hi vọng giúp giáo sư DND nên có thái độ nghiêm túc không nên mỉa mai giống nòi mình như lối lập luận nêu trên“ (Sđd: tr.73).

Tôi cố gắng đọc ngược lại các trang viết của Nguyễn Kha nhưng tìm mãi cũng chẳng thấy cái gọi là “lập luận nêu trên" của tôi. Tôi chẳng biết tôi đã “mỉa mai giống nòi" mình lúc nào. Khi đọc ngược lên thì tôi bắt gặp thêm một câu vu khống nữa của Nguyễn Kha chụp lên đầu tôi:

Nhưng không phải vì thế để sự trình bày cúa giáo sư DND được hiểu rằng người Đông Phương có mặc cảm tự ti nên cố gắng “chứng minh rằng người phương Đông, nếu không thông minh hơn, thì ít nhất cũng ngang bằng, với người phương Tây". Sau đây là hai ví dụ tại một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ, cho chúng ta thấy sự văn minh của họ đến đâu, để giáo sư DND đừng quá trọng ngoại, vọng ngoại, một cách thiếu cân nhắc (Sđd:tr.73).

Tôi chẳng hiểu từ đâu trong đầu Nguyễn Kha lại nẩy ra ý tưởng tôi là “trọng ngoại, vọng ngoại” và "mỉa mai giống nòi". Ngay trong sự kết án khơi khơi không có bằng chứng này cũng cho thấy Nguyễn Kha lúc hăng máu bênh vực cho Giao Điểm cũng có thể bịa đặt, chụp đại cái mũ “vọng ngoại” lên đầu đối phương cho dễ bề đạp đối phương xuống bùn. Nhưng ngay trong lời phát biểu này tôi cũng thấy Nguyễn Kha phạm bốn sai lầm lớn.

Sai lầm thứ nhất: Đông Phương không phải chỉ gồm có Việt Nam. Ngay cho dù tôi có quan điểm “Đông Phương mặc cảm vì thua kém Tây Phương” thì đây cũng là hai mô hình được đặt ra để thảo luận, không phải chỉ hai quốc gia cụ thể trên mặt đất, vì thực ra chẳng có nước nào có tên gọi là “Đông Phương” hay “Tây Phương” cả. Đem những nhận xét của tôi về phương Đông rồi gán ghép rằng tôi “mỉa mai giống nòi” theo kiểu Nguyễn Kha thì, nói như Hàn Phi Tử, “phi ngu tắc vu” (không phải ngu dốt thì cũng là vu khoát).

Sai lầm thứ hai: nói đến phương Đông là nói đến những nền văn minh lớn của phương Đông như Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa, tất cả những quốc gia kiêu hãnh có một nền văn hóa lâu đời nhưng vào thời cận đại lại bị thực dân da trắng cai trị một cách thô bạo bằng súng ống nên phát sinh bao nhiêu mặc cảm lẫn lộn, vừa tự ti (vì bị phương Tây thống trị) vùa tự cao (cho mình thuộc một nền văn minh và văn hóa siêu đẳng). Đừng nên đóng kịch ái quốc rởm đời cái gì của Việt Nam cũng cho là số một và chụp mũ kẻ khác là không ái quốc, là “văn minh cô ca cô la”, là "vọng ngoại". Tôi cần nhấn mạnh: khi nói dến phương Đông tôi ám chỉ các nền văn minh nói trên, không hề ám chỉ “giống nòi” của tôi như Nguyễn Kha đã chụp mũ một cách “thiếu lương thiện trí thức tối thiểu”.

Sai lầm thứ ba: nếu quả thực tôi là “vọng ngoại” là "văn minh cô ca cô la" tại sao khi qua Mỹ du học tôi lại chọn học về Đông Á Học, về Phật học? Tại sao tôi phải khổ công học tiếng Trung Quốc, học tiếng Phạn để tìm hiểu về văn hóa phương Đông? Còn bao nhiêu người khác sang Mỹ du học chỉ thích chọn computer, kinh tế, thương mại, y khoa, kỹ sư, luật sư để sau này có được việc làm lương cao, bổng hậu thì sao? Sao Nguyễn Kha không chửi những kẻ đó là “vọng ngoại”? Còn bản thân Nguyễn Kha sang Mỹ có bỏ thì giờ đi học ngành Đông Phương Học hay không? Tại sao Nguyễn Kha đề cao Russell, đề cao Einstein, là đỉnh cao của nền văn minh duy lý phương Tây? Chẳng phải do khoa học của những người như Einstein mà phát sinh ra bom nguyên tử, vũ khí lợi hại nhất của văn minh hiện đại? Chẳng phải Đông Phương bị văn minh khoa học-kỹ thuật của Tây Phương xâm chiếm và đánh bại trong quá khứ sao? Nếu đề cao tinh thần dân tộc, đề cao văn minh Đông Phương, thì phải dò cho đến nguồn cội của văn minh Tây Phương để nhận thức đầy đủ về tiềm năng hùng mạnh nhất và nguy hiểm nhất của nền văn minh này: óc duy lý (rationality). Không nên ngồi trong xó nhà buông ra mấy câu sáo ngữ ái quốc, dân tộc, và tưởng rằng vài ba câu kết án suóng như thế có thể làm lật đổ cả nền văn minh phương Tây và đưa phương Đông lên ngôi vị tuyệt đỉnh.

Sai lầm thứ tư: Mỹ không phải là Tây Phương hiểu như một khái niệm bao hàm toàn bộ nền văn minh khởi đầu từ Hi Lạp, qua La Mã, đến văn minh Châu Âu thời Trung cổ, Phục Hưng, và cận hiện đại (gồm hàng chục quốc gia khác nhau tham gia, nhưng điển hình nhất vẫn là khu vực văn hóa Địa Trung Hải). Đồng hóa điều tôi nói về Tây Phương với Mỹ chỉ bộc lộ một thái độ xuyên tạc thiển cận.

Học vấn lôi thôi, nông cạn, cộng thêm mưu đồ vu khống hạ cấp có thể đẩy Nguyễn Kha trơ tráo đến mức hạ bút viết:

Một đàng tôn giáo Tây Phương đi vào thế tục, hay nói đúng hơn, phi khoa học, phi nhân tính.... còn tôn giáo Đông Phương đi vào con đường nhân bản lấy con người làm tiêu chuẩn, nói rõ hơn là tôn giáo Đông Phương sống với nhân loại, vì nhân loại và cho nhân loại. Nếu lúc nào nhân loại vẫn là con người, thì con người vẫn cần đến tôn giáo Đông Phương. Giáo sư DND hầu như đắc chí với cảnh người Tây Phương và tôn giáo Tây Phương dựa vào khí giới để chà đạp các nước kém mở mang về kinh tế trong đó có Đông Phương, có Việt Nam (sđd:tr.52-53).

Tôi cảm thấy buồn nôn khi đọc câu này. Chẳng biết căn cứ vào đâu Nguyễn Kha có thể chụp cho tôi cái mũ “đắc chí với cảnh người Tây Phương và tôn giáo Tây Phương dựa vào khí giới để chà đạp Đông Phương”? Nhưng tôi đã trách lầm Nguyễn Kha: bản chất của vu cáo chính là không cần dựa vào bất kỳ chứng cớ nào cả. Vậy thì thử khảo sát lại học thức của Nguyễn Kha trong câu trên. Tôi lại tìm thấy khá nhiều sai lầm tiêu biểu.

Sai lầm thứ nhất: Thiên Chúa Giáo, cũng như hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới (Phật Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Khổng Giáo, Đạo Giáo), phát xuất từ phương Đông (Palestine là cái nôi khai sinh ra Thiên Chúa Giáo, và chúa Giê-su không phải người Tây Phương như chúng ta hiểu bây giờ).

Sai lầm thứ hai: tôn giáo Tây Phương đi vào con đường thế tục. Vậy ý của Nguyễn Kha muốn nói “thế tục” đây là gì? Thế tục là lăn lưng vào đời sống bụi bặm của trần gian và cũng bị trần gian làm cho ô uế? Nếu thế thì đây là một định luật khó tôn giáo nào, dù Tây Phương hay Đông Phương, có thể thoát khỏi. Chính Đức Phật còn tiên đoán thời kỳ mạt pháp của giáo lý do Ngài giảng dạy, có nghĩa là chính Ngài cũng nhận thức được tính chất vô thường của mọi hiện tượng trên thế gian, kể cả hiện tượng Phật Giáo như một thiết chế tôn giáo cụ thể. Xã hội thay đổi kéo theo các hình thức thờ phụng, ý nghĩa giáo lý, hình thái tổ chức giáo hội, phải thay đổi chứ không thể cố định. Đó là việc bình thường. Chúng ta có thể quan sát một vài cá nhân tu sĩ Phật Giáo chỉ lo “độ tử” mà không thiết tha “độ sinh”: nghĩa là lo cúng dường đám ma kiếm tiền hơn là lo giảng dạy truyền bá giáo lý của Đức Phật, nhưng không thể căn cứ vào những hiện tượng cá biệt cụ thể để nói rằng giáo lý của Phật Giáo đã bị thế tục hóa tại Việt Nam. Nhưng ở Nhật Bản một số tông phái Phật Giáo theo khuynh hướng tân tăng cho phép thiền sư có thể lập gia đình thì đó là một bước cách mạng thế tục hóa giáo lý chính tông của Phật Giáo.

Sai lầm thứ ba: không thể nói đến Tây Phương và Đông Phương ngày nay như hai thực thể hoàn toàn tách biệt nhau. Chẳng hạn không ở đâu nhiều loại giáo phái tôn giáo như ở Mỹ, một quốc gia duy khoa học kỹ thuật nhất hành tinh. Một chuyên gia tôn giáo ở Mỹ nói: “Chính ở tại thành phố Los Angeles, chứ không phải ở Châu Á, chúng ta có thể tìm thấy tất cả mọi sắc thái khác nhau của Phật Giáo”. Nhật Bản, một quốc gia Đông Á, nhưng về mặt thế tục hóa, kỹ thuật hóa đời sống, còn tiến xa hơn cả Mỹ. Du khách Mỹ đến Nhật có cảm giác thanh niên Nhật còn “Mỹ” hơn cả Mỹ. Tại Trung Quốc hiện nay báo đăng quảng cáo “trưng hôn” (tìm chồng) của các người mẫu Trung Quốc chỉ nhắm đến tiêu chuẩn quan trọng nhất là chồng Mỹ để rời khỏi Trung Quốc sang sống ở nước ngoài. Không bao giờ nên dùng những sáo ngữ trống rỗng như: Trung Hoa là văn minh Nho Giáo, Nhật Bản là văn minh Thần Đạo, Tây Phương là văn minh duy vật thô sơ, Đông Phương là văn minh tinh thần cao quý...v..v... vì ngày nay chúng ta không thể tách bạch ra như vậy được nữa. Một anh Phi Châu da đen ở Nigeria ngày nay có thể còn “văn minh cô ca cô la” hơn cả một thanh niên sống ngay tại Mỹ.

Sai lầm thứ tư: nếu nói tôn giáo Tây Phương là phi khoa học, là phi nhân tính, tại sao khoa học lại phát sinh ở Tây Phương mà không phát sinh ở Đông Phương? Nếu nói tôn giáo Tây Phương là phi nhân tính tại sao John Locke, một tín đồ ngoan đạo đồng thời là bác sĩ, đã đặt nền tảng cho sự phát triển nền văn minh pháp trị, chống lại chế độ phong kiến Anh, bảo vệ quyền con người bình đẳng trước pháp luật? Xã hội phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp, Đức...) còn quá nhiều khuyết điểm nhưng quyền cá nhân (individual rights), quyền con người (human rights), luôn luôn được đề cao tôn trọng. Còn xã hội Trung Hoa không tạo ra được khoa học, không tạo ra được một chế độ chính trị bảo vệ cá nhân chống lại sức mạnh của thiên tử, thiên triều, thiên mệnh, đã từng bị Hồ Thích, Trần Độc Tú, Vi Chính Thông lên án triệt để, có phải là một xã hội hoàn toàn tôn trọng nhân tính hay không? Vấn đề dĩ nhiên còn rất nhiều điểm phức tạp, nhưng học vấn luộm thuộm như Nguyễn Kha chắc khó lòng lãnh hội, nên tôi xin tạm dừng ở những nhận xét cơ bản như trên.

----------------------

(1) The Basic Writings of Bertrand Russell, do Robert E. Egner và Lester E. Dennon biên tuyển, A Touchstone Book, Simon & Schuster, New York, 1969, tr. 585.
(2) Sđd: tr.585
(3) Sđd: tr.586
(4) Sđd: tr.592
(5) Sđd: tr.601
(6) Sđd: tr.550
(7) Sđd: tr.596
(8) Sđd: tr.597
(8) Sđd: tr.597
(9) Sđd: tr.586
(10) Sđd: tr.595
(11) Fitjof Capra. The Tao of Physics, Flamingo, Fontana Paperbacks, 1983, tr.343.

 


Sách Hiếm