Sơn Hà (June-2023)
Từ các chương trình truyền hình hay báo chí, chúng ta nghe nói đến hai chữ “witch hunt”, dịch sang tiếng Việt là “săn phù thuỷ”. Bối cảnh của câu chuyện làm người ta hiểu rằng các vị phù thuỷ đã có hành động hại người nên bị săn lùng tiêu diệt. Cũng có khi nghe như có gì oan ức cho những vị phù thuỷ bị kết tội không có bằng chứng, hoặc không có phiên toà xét xử công bằng.
Vậy, “witch hunt” bắt đầu từ đâu và có nghĩa là gì?
Theo định nghĩa của tự điển Oxford thì “witch hunt” được dùng như một điển tích hàm ý nói về một cuộc điều tra được tiến hành công khai về một vụ phản kháng hoặc một cuộc nổi dậy tạo phản,… Hành động “witch hunt” (săn phù thuỷ) nhắm đến mục đích đe doạ đối thủ chính trị.
Tự điển Britannica cũng định nghĩa tương tự. Động từ “săn phù thuỷ” nói đến hành động truy lùng những người bị cáo buộc hành nghề phù thuỷ. Tự điển đưa ra những thí dụ, vào những thập niên 1400 – 1800, ở Âu Châu và các thuộc địa của các nước châu Âu, nằm ở châu Mỹ, đã có nhiều vị phù thuỷ bị xử tử. Nếu dùng “săn phù thuỷ” như một danh từ, thì có nghĩa là những cuộc điều tra sâu rộng và săn lùng những người bị cáo buộc là phù thuỷ. Ban đầu, lời cáo buộc do một nhóm người đưa ra, khiến chính quyền mở cuộc điều tra và truy nã những người có âm mưu “làm loạn” rồi bị chụp mũ là những phù thuỷ nguy hiểm.
Cũng tự điển Britannica, chữ “săn phù thuỷ” dưới dạng thụ động: bị săn phù thuỷ. Một người bị săn lùng phù thuỷ có nghĩa là người đó bị lùng bắt do trước đó có hoạt động chính trị đối nghịch. Trường hợp này, chữ phù thuỷ không còn ý nghĩa ma thuật huyền bí gì nữa, mà vì hành động chính trị của người ấy.
Theo diễn giải của Britannica thì ngày nay, chữ “săn phù thuỷ” được dùng để giải nghĩa hành động của thế lực có uy quyền đang truy bức một đối thủ chính trị. Việc “săn phù thuỷ” đã giết rất nhiều người bằng những bản án tử hình, bởi những toà án kăn-gu-ru, bởi những ông bà chánh án có bộ óc độc ác, đi theo chủ trương của thế lực đen tối.
Thế kỷ 18 trở về trước, trong xã hội Âu Châu hay các thuộc địa của các nước Âu Châu, phụ nữ bị xem thường bởi vì họ là những người dễ bị cám dỗ, dễ phạm tội. Mỗi khi có biến cố lớn như bệnh dịch hay thiên tai, người ta thường đổ cho phụ nữ gây ra. Hoặc, do lời nguyền của một mụ phù thuỷ nào đó. Người ta tổ chức những cuộc săn lùng phù thuỷ. Trong làng, chẳng may có một người hành nghề bói toán, tức khắc bị xem là phù thuỷ, là thủ phạm gây ra những điều không may cho dân làng. Phụ nữ thường hành nghề đỡ đẻ, y học thảo dược,… nên dễ bị gọi là phù thuỷ. Lãnh vực y học thường do nam giới thống trị nên việc lên án và tiêu diệt các bà phù thuỷ cũng được đẩy mạnh hơn. Rồi, các cuộc “săn lùng phù thuỷ” được nhắm đến phụ nữ, vốn ở thế yếu không thể tự vệ.
Vị phù thuỷ đó bị đưa ra toà đối diện với các nhân chứng và nhiều bằng chứng mơ hồ. Các nhân chứng sẵn sàng tố cáo và làm chứng trước toà để kết tội phù thuỷ. Hầu hết các vụ án này đều đi đến kết quả là bản án tử hình.
Có khi người ta cho rằng, tình trạng căng thẳng chính trị hay sự xáo trộn trong xã hội là do phù thuỷ gây ra. Sự hoang mang trong quần chúng càng nhiều thì chính quyền càng phải nhanh chóng tìm giải pháp để ổn định xã hội. Vậy là cuộc săn lùng phù thuỷ trổi lên. Bắt được phù thuỷ để hành quyết vừa để trấn an dân chúng, vừa để chính quyền ra tay đe doạ và kiểm soát sự động loạn có thể gây tai hại cho giới cầm quyền.
Vụ Xét Xử Phù Thuỷ Ở Salem, Massachusetts
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về các vụ buộc tội phù thủy xảy ra ở thành phố biển Salem, thuộc tiểu bang Massachusetts, vào năm 1692. Năm ấy, Massachusetts còn là vùng đất thuộc địa của Anh Quốc. Xã hội ở đó mang tính văn hoá cổ xưa của các dân tộc Âu Châu. Vào lúc phố Salem có nhiều cô gái trẻ bị cơn co giật rất bí ẩn. Nạn co giật lan tràn gây sự hoảng sợ trong dân chúng ở Salem. Cư dân cho là do mấy mụ phù thuỷ trù ếm. Bấy giờ, trong xã hội ở Salem đang có những cuộc xung đột về tôn giáo và chính trị. Chính quyền rơi vào tình trạng bị động. Trong khi tin đồn truyền tải trong dân gian về những đòn ma thuật do những bà phù thuỷ tung ra.
Trong dân chúng, họ tổ chức các nhóm vũ trang đi săn lùng phù thuỷ. Dịp này cũng là cơ hội để thanh toán những mối thù cá nhân. Có 20 người bị bắt và kết tội hành nghề phù thuỷ. Sinh mạng 20 người dân trong thành phố Salem bị hành quyết, và sự cuồng loạn tạm lắng xuống. Người ta cứ tưởng rằng, thanh toán xong 20 phù thuỷ thì mọi chuyện xáo trộn trong phố không còn nữa.
Tuy nhiên, có người cho rằng, các phiên toà xét xử phù thủy thiếu quy trình tố tụng bởi vì các bằng chứng rất mơ hồ và nhân chứng không đáng tin cậy. Có khi chỉ là tin đồn hoặc do bị ép buộc nhận tội. Đến năm 1711, tức 19 năm sau, chính quyền thuộc địa Massachusetts thông qua nghị quyết thừa nhận có những bản án sai trái và chấp nhận bồi thường tài chánh cho gia đình các nạn nhân. Nghị quyết cũng kêu gọi sự tha thứ cho những người đã làm chứng hay tố cáo chống lại bị cáo; nghị quyết thừa nhận rằng nhiều người trong số đó đã hành động vì sợ hãi và thiếu hiểu biết.
Những năm sau đó có một số cuốn sách và nhiều bài bình phẩm trên báo chí chỉ trích việc xử lý các phiên toà thiếu công bằng và kết án tử hình người vô tội. Đến năm 1957, hơn 200 năm sau, chính quyền tiểu bang Massachusetts chính thức công bố lời xin lỗi về các phiên toà “xét xử phù thuỷ Salem”; thừa nhận rằng,“không ai sửa chữa đầy đủ cho những sai trái đã gây ra cho nạn nhân bởi nạn cuồng loạn phù thuỷ ở Salem”.
Vụ “xét xử phù thuỷ Salem” chỉ là một trong nhiều vụ oan khuất đã xảy ra ở xứ Mỹ này. Qua vụ xét xử phù thuỷ ở Salem, người ta thấy rõ ràng hệ thống pháp lý có khi bị lạm dụng, bị biến thành công cụ trong tay chính quyền để làm giảm căng thẳng chính trị hoặc chỉ để làm cho sự cuồng loạn lắng xuống. Chính quyền không có giải pháp để giải quyết vấn đề xã hội nên đã hành động “săn phù thuỷ” vì không còn kế sách nào khác.
Tổng Thống Trump Bị Mô Tả Là Phù Thuỷ
Người ta vẫn cứ nghe ông Trump kêu oan, ông đang bị “săn lùng phù thuỷ”. Sự thật ông Trump chẳng có ma thuật gì để bị gọi là phù thuỷ. Ông Trump cũng không phải là một võ sĩ “Sơn Đông Mãi Võ”, chuyên chế thuốc trị nhức răng để dụ khị thiên hạ!
Ông Trump là đối thủ chính trị của đảng Dân Chủ. Ông Trump là hòn đá cản đường, không cho Thế Lực Đen dẫn dắt nước Mỹ đi vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ quyết bứng ông Trump. Thế thôi. Chỉ thế thôi, cũng đủ cho ông Trump trở thành “phù thuỷ” phải bị săn lùng. Cả một trung ương đảng Dân Chủ, hệ thống tình báo, Bộ Tư Pháp, Toà Bạch Ốc và cả giòng họ Biden,… xúm vào cắn cho ông Trump rách áo rách quần. Lại thêm các hệ thống truyền thông lớn nhỏ dùng nhiều kỹ thuật để tô vẽ ông Trump thành một phù thuỷ có ma thuật mê hoặc quần chúng.
Ông Trump đi đến đâu cũng được quần chúng hân hoan tiếp đón rầm rộ, trong khi Biden thì ngược lại, gọi là tổng thống nhưng không được đón tiếp. Bởi vì ông Trump là người của quần chúng Hoa Kỳ. Nôm na mà nói, ông Trump là người yêu nước Mỹ như bao nhiêu người Mỹ khác. Họ đến đây để xây dựng nước Mỹ hùng mạnh với thể chế Cộng Hoà, tôn thờ Thượng Đế, yêu chuộng Tự Do, duy trì hoà bình, tôn trọng luật pháp, mọi người vui sống yên lành.
Trong bốn năm của nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Trump đã vượt qua được các vụ đàn hặc đòi truất phế. Trong mùa tranh cử 2020 cho nhiệm kỳ 2, ông Trump bị hất ra khỏi đấu trường chính trị. Thế nhưng Thế Lực Đen vẫn chưa yên tâm. Họ nhất định bắt ông Trump phải vào tù. Họ không muốn ông Trump truyền tinh thần yêu nước cho người khác. Khi ông Trump tuyên bố ông sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 3, Thế Lực Đen hoảng sợ. Họ tăng thêm công lực cho hai động cơ chính để đẩy ông Trump vào tù: 1/ bôi nhọ ông Trump, làm cho ông Trump trở thành phù thuỷ xấu xí, 2/ xách động một cuộc “săn lùng phù thuỷ”.
Như trình bày ở trên, “witch hunt” mang đầy đủ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa của cái thời 200 năm trước, và của 200 năm sau: ông Trump là phù thuỷ, vừa là đối thủ chính trị của đảng Dân Chủ, cần phải triệt hạ.
Ông Trump Phải Chứng Minh Ông Vô Tội
Sau khi ông Trump bị hất ra khỏi Toà Bạch Ốc, Thế Lực Đen làm ngay một cuộc thử lửa: tố cáo ông kích động quần chúng nổi dậy ngày 6 tháng Giêng; tố cáo ông Trump gian lận thuế khoá. Không kết quả. Bọn chúng xoay qua đột nhập tư dinh của ông Trump ở Florida để tịch thu “hồ sơ mật”, vào lúc ông vắng nhà. Cũng chẳng làm được gì. Rồi xoay qua New York, cho biện lý Alvin Bragg tiến hành một cuộc truy tố với cáo trạng dùng tiền để bịt miệng đào nương Stormy Daniels. Không tác dụng. Rồi lại tố cáo với 37 tội trạng, bảo rằng bản cáo trạng còn đang niêm phong!?…
Hồi tháng Ba-2023, nhật báo Washington Examiner có bài bình luận nhan đề: “The Witch Hunt Of Trump Isn’t About Him. It’s About Us” (dịch ra Việt ngữ: Cuộc Săn Lùng Phù Thuỷ Không Phải Nhắm Ông Trump. Nó Nhắm Đến Chúng Ta), bỉnh bút Ian Haworth cho rằng, rồi đây Tư Pháp của Hoa Kỳ sẽ mở các cuộc điều tra các cựu tổng thống và các chính trị gia gạo cội khác. Mấy ông cựu tổng thống và các ông bà chính trị gia đừng tưởng bở, ngồi đó mà rung đùi chế diễu ông Trump.
Ian Haworth viết: “The general response has been as you would expect: celebration on the Left, fury on the Right, and a mild condemnation in the middle”. (Phản ứng chung như người ta đoán trước: Phe Tả thì ăn mừng, Cánh Hữu thì giận dữ và phe lưng chừng thì lên án nhè nhẹ). Một nhận xét đáng để nhiều người suy gẫm: dốc toàn lực để truy tố ông Trump đạt được gì ngoài việc chia rẻ thêm trong xã hội vốn đã không hoà hợp. Mà đã làm gì được ông Trump?
Những phát biểu đáng chú ý được Ian Haworth ghi lại:
“Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (R-CA) đã lên án việc công cụ hóa ‘hệ thống tư pháp thiêng liêng của chúng ta chống lại Tổng thống Donald Trump’”.
Nghị sĩ Ted Cruz (R-TX), nói rằng “’bản chất’ của cuộc đàn áp chính trị này hoàn toàn là đồ bỏ”.
Dân biểu Marjorie Taylor Greene (R-GA), tuyên bố rằng các đối thủ của ông Trump “biết ông ấy không vi phạm pháp luật”.
Trong khi đó, dân biểu Nancy Pelosi (D-CA) đã cho chúng ta nghe lời tuyên bố trên Twitter, mang phong cách của 1984, viết rằng “không ai đứng trên luật pháp và mọi người đều có quyền được xét xử để chứng minh mình vô tội”.
Dân biểu Nancy Pelosi (D-CA) để lại một lời phát biểu xanh rờn. Lời này phơi bày ruột gan một mụ phù thuỷ độc ác, hoặc một mụ dân biểu thiếu hiểu biết. Ai có thể hiểu nổi tại sao mụ ngồi trong Quốc Hội lâu thế. Mụ bảo rằng, “không ai đứng trên luật pháp và mọi người đều có quyền được xét xử để chứng minh mình vô tội”. Bảo rằng, “mọi người đều có quyền được xét xử để chứng minh mình vô tội”, thì có khác gì cứ cho công an bắt rồi đưa ra toà để bị cáo chứng minh mình vô tội… thì được thả ra!
Cho nên người ta mới nói, lời phát biểu của mụ Pelosi mang phong cách của 1984. 1984 là tựa cuốn tiểu thuyết của George Orwell, xuất bản năm 1949 (cũng là tác giả truyện Animal Farm – Trại Súc Vật, xuất bản năm 1945). Orwell viết tiểu thuyết dựa trên bối cảnh của xã hội bị Cộng sản cai trị. Mặc dù là tiểu thuyết nhưng nó phản ảnh các hiện tượng rất thực của xã hội cộng sản ở Liên Bang Xô Viết. Ở xã hội đó, công an và tư pháp là công cụ của đảng cộng sản. Công an theo lệnh của đảng cứ bắt người; khi ra toà mà chứng minh mình vô tội thì được thả ra.
Lời phát biểu của bà Pelosi, cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, cho thấy tư tưởng Cộng Sản đã thấm nhập sâu trong con người của bà. Không biết các đảng viên khác của đảng Dân Chủ có tư tưởng “cấp tiến” như bà không?
Alvin Bragg Mở Cái Hộp của Pandora
Ian Haworth nhắc đến câu chuyện thần thoại Hy Lạp để cảnh báo rằng, một khi Alvin Bragg bắt tay vào việc truy tố Tổng thống Trump thì cũng giống như Bragg đã mở cái hộp của Pandora. Điều đó có nghĩa là, về sau sẽ các cuộc truy tố cựu tổng thống và các chính trị gia khác, cùng với muôn vàn những thứ tai hại khác nữa.
Chuyện thần thoại Hy Lạp “Cái hộp của Pandora” được kể như thế này:
Ngày xửa ngày xưa,… một hôm, vị thần Prometheus ăn cắp lửa trời từ đỉnh Olympus để trao cho con người, toàn là đàn ông, dùng trong các cuộc tranh đua. Lửa này cũng giúp con người tiến bộ và phát triển nền văn minh, nhưng cũng là nguồn gốc của những sa đoạ. Hành động của Prometheus được xem là thách thức vị Tổng Lãnh của các vị thần, tên là Zeus, vị thần cai quản đỉnh Olympus.
Phản kháng là bản chất của Prometheus, được loài người xem là ân nhân vì đã đem lại sự văn minh và tiến bộ cho loài người. Nhưng vì hành động phản kháng táo bạo của Prometheus nên bị trừng phạt, phải mang sự dày vò suốt đời.
Về loài người, thần Zeus ra lệnh cho các vị thần khác tạo ra một phụ nữ xinh đẹp tên là Pandora đem tặng cho đàn ông. Thần Zeus trao cho Pandora một cái hộp và dặn dò đừng bao giờ mở nó ra. Tò mò là bản chất của Pandora. Khi thần Zeus đi khuất thì Pandora mở nắp chiếc hộp để xem. Tức thì những thứ xấu xa, đau khổ, bệnh tật, phiền muộn,… thoát ra từ chiếc hộp mà Pandora không thể nào nhốt lại được. Hậu quả là những bệnh tật, đau đớn, khổ sở,… đã đi vào thế giới. Chỉ còn lại cái Hy Vọng thì bị kẹt ở cái nắp của cái hộp.
—oOo—
Ian Haworth nhắc lại cái hộp của Pandora để cảnh báo về những sóng gió sẽ ập tới trong thiên hạ, trong những ngày tới.
Kết luận, Ian Haworth viết rằng, “Trump can at least afford a cure. We can’t – Ông Trump có khả năng chữa trị. Chúng ta thì không!”.
Hay nói cách khác, rồi đây những tai ương xảy đến cho chúng ta, ai có thể chịu đựng được? Phải có thật nhiều người như ông Trump mới mong sống còn. Hay chúng ta cần có người lãnh đạo như ông Trump, để chúng ta cùng nhau giải cứu đất nước Hoa Kỳ này.
Sơn Hà(June.2023)