PHÊ BÌNH
NHỮNG LUẬN ĐIỆU
PHẢN TRÍ THỨC
CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM

(Trả lời các tác giả
Nguyễn Kha,
Trần Chung Ngọc
và Trần Văn Kha)

Gs. DƯƠNG NGỌC DŨNG


Sách Hiếm


Những luận điểm phản trí thức của Trần Chung Ngọc (Giao Điểm, Hoa Kỳ)

Hiện nay Trần Chung Ngọc là cây bút hung hăng nhất của tạp chí Giao Điểm tại Mỹ. Hình như ông không còn việc làm gì khác hơn là viết bài bút chiến với người khác và cũng không tiếc lời thóa mạ cá nhân bất kỳ ai có can đảm phê bình ông, phê bình thái độ hồ đồ kỳ quặc của ông trong mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đọc ông người ta có cảm giác ông có một lòng căm thù vô hạn đối với Thiên Chúa Giáo trong khi vẫn luôn mồm thanh minh rằng mình “không hề có ác cảm với bất cứ ai” và tự so sánh bản thân với Bồ Tát “những người sẵn sàng vén tay áo, sắn ông quần, nhảy vào lửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh nặng nghiệp”. Tôi đã viết bài phê bình thái độ hồ đồ và phản trí thức này của TCN, nhưng tác giả họ Trần, trong lúc mù quáng vì phẫn nộ khi bản ngã kiêu căng của mình bị chà đạp đau đớn, đã vùng lên, tung ra những luận điệu còn khó nghe hơn, những luận điệu chỉ cho thấy một người đang quằn quại trong hố sâu mặc cảm. Ông đã đặc ân dành riêng 18 trang của tạp chí Giao Điểm số mới ra gần đây để trút hết hờn giận lên đầu cá nhân tôi, Dương Ngọc Dũng, người đã dám cả gan chọc đến oai hùm “Giao Điểm”.

Trước hết, ông TCN phê bình cá nhân tôi như sau:

Căn cứ lý luận của tác giả (tức DND) có thể tóm gọn trong một điều: tác giả đặt vấn đề thẩm quyền, không ở trong các luận cứ, không ở trong các tài liệu khả tín dẫn chứng, không ở trong nội dung các bài trong cuốn “Đối Thoại với Đức Giáo Hoàng Gioan Paolô II Nhân Đọc Cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng” mà là ở bằng cấp của những người viết bài” (“Nhận Định về Các Trí Thức Phật Giáo” của ông Dương Ngọc Dũng, bài in trong tập về ông Dương Ngọc Dũng và bài Phê Bình Cuốn Đối Thoại với Đức Giáo Hoàng, Giao Điểm, 1997, tr.82. Từ đây về sau tất cả các trích dẫn đều rút từ trong cuốn sách này).

Rõ ràng đây là sự xuyên tạc cố ý để tung hỏa mù cho những người không hề đọc cuốn sách phê bình của tôi. Chính tôi trong cuốn sách đó, phần đầu, đã nhấn mạnh: “Sai lầm thứ ba, thuộc phạm vi phương pháp luận nghiên cứu, liên quan đến việc sử dụng nguồn tư liệu để trích dẫn. Khi trích dẫn một tư liệu, hai điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất mà tư liệu đó phải thỏa mãn là tính quan hệ (relevance) và tính thẩm quyền (authoritativeness). Có nghĩa là tư liệu được trích dẫn phải quan hệ đến luận điểm đang thảo luận một cách nhất quán” (Sđd: tr.10). Trong các trang tiếp theo của cuốn sách này, tôi không hề có thái độ đ cao bằng cấp như TCN c tình gán ghép, xuyên tạc. Nếu tôi chỉ biết đánh giá người viết qua bằng cấp thì đời nào dám phê bình các “tiến sĩ thứ thiệt” của tạp chí Giao Điểm. Trong toàn thể cuốn sách của tôi, không có đoạn nào tôi phát biểu rằng hễ có bằng cấp cao thì đương nhiên có thẩm quyền nói về một vấn đề gì đó. Chính bản thân TCN mới là người mê tín bằng cấp hơn ai hết cho nên viết giọng văn đe dọa như sau:

“Tạm thời, trong khi chờ đợi thông tin kiểm chứng, tôi cứ tin là ông DND đã hội đủ những điều kiện trên, nghĩa là biết tiếng Pali, Sanskrit và có bằng Ph.D về Phật Giáo của Harvard chẳng hạn, nếu không thì ông DND không có tư cách gì để viết như trên cả ” (“Nhận Định về Các Trí Thức Phật Giáo” của ông Dương Ngọc Dũng, Giao Điểm xuẩt bản, 1997, tr.96-97).

Thật là một câu ngô nghê, mâu thuẫn. Nếu ông đòi hỏi cá nhân tôi phải có bằng Ph.D của Harvard mới có quyền phát biểu thì rõ ràng chính ông mới đặt nặng vai trò thẩm quyền của hằng cấp. Cần nhấn mạnh là trong suốt cuốn sách của tôi, tôi chưa hề viết câu nào về bản thân tự xưng là có Ph.D tại Harvard. Đây là một sự gán ghép thâm độc của TCN để có cớ chửi bới đối phương cho hả cơn tức giận. Thái độ hằn học của một người bị xem thường thể hiện hết trong câu sau đây:

“Tác giả có vẻ tự giới thiệu ngầm là mình đã tốt nghiệp đại học, đã thông thạo tiếng Pali, Sanskrit, Hán cổ,v.v... và như vậy tự cho mình cái thẩm quyền hiểu về Phật Giáo và chê bai tất cả các tác giả viết trong cuốn Đi Thoại(Sđd: tr.82).

Đây là sự suy diễn cá nhân của TCN do ông quá mặc cảm về vấn đề mình không được đào tạo tại Harvard một cách chính thống về Phật học. Tại sao lại là “tác giả có vẻ tự giới thiệu ngầm”? Tôi khẳng định trong cuốn sách đó và ngay bây giờ là muốn trở thành nhà nghiên cứu Phật học anh phải được trang bị những điều kiện cần thiết như các cổ ngữ Phật Giáo. Trở thành nhà Phật học khác với hiểu biết về Phật Giáo. Những tu sĩ tại Việt Nam vẫn phải học Pali trong các trường Phật học, trong khi hầu hết kinh tạng Pali đã được hòa thượng Minh Châu phiên dịch sang Việt ngữ. Điều đó có nghĩa là mặc dù anh có thể hiểu tường tận về ý nghĩa và triết học Phật Giáo, nhưng để làm công tác nghiên cứu Phật điển thì anh phải có khả năng để tiếp xúc trực tiếp với văn bản gốc. Hầu hết các kinh văn Đại Thừa đã được Thượng Tọa Trí Tịnh dịch từ Hán văn, nhưng các tăng sinh trong các trường Phật học vẫn phải học Hán cổ và cả Trung văn.

Trang bị kiến thức để trở thành một nhà Phật học khác với việc hiểu biết về Phật Giáo. Các tăng sinh đang tu tập hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) đều hiểu Phật Giáo và Trần Chung Ngọc cũng như các bút khác cũng hiểu Phật Giáo, nhưng không phải ai cũng đủ khả năng để trở thành nhà nghiên cứu Phật học. Cũng giống như trong các lãnh vực khác vậy. TCN học vật lý ở đại học, điều đó không có nghĩa trong tương lai ông sẽ là nhà vật lý học, chuyên nghiên cứu vật lý lý thuyết. Người dạy triết tại đại học chưa chắc là một triết gia, mặc dù ông am hiểu lịch sử triết học, ông có thể biết tiếng Pháp, tiếng Đức ngon lành hơn triết gia chính cống. Người dạy văn học chưa chắc là một nhà văn hay một thi sĩ, mặc dù ông ta có thể hiểu biết về lịch sử văn học nhiều hơn nhà thơ, nhà văn, biết nhiều ngoại ngữ hơn. Đây là một chân lý quá sơ đẳng (la vérité de la Palice) mà TCN chỉ vì quá tức giận nên mù quáng không trông thấy mà thôi.

Tại sao tôi nhấn mạnh vấn đề cần am hiểu các cổ ngữ Phật Giáo? Xin ông TCN đừng quá ganh ghét với cá nhân tôi mà đưa ra một kiểu lý luận lố lăng, kỳ quặc như sau:

Ở trên thế gian này, Ph.D về Phật Giáo nhiều không đếm xuể, và những người này cũng đã có nhiều tác phẩm nổi danh bằng đủ mọi thứ tiếng. Nếu tôi đọc những tác phẩm về Phật Giáo của họ, những người có căn bản vững chắc về những ngôn ngữ Phật Giáo như Pali Sanskrit,v.v… thì những tác phẩm đó có đáng tin cậy hay không, hay là tôi bắt buộc phải đọc tác phẩm của một người Việt nào đó biết tiếng Pali, Sanskrit và có bằng Ph.D về Phật Giáo" (Sđd: tr.103).

Tôi đâu bắt buộc ông phải đọc tác phẩm của người Việt Nam. Thật là kỳ lạ, một người luôn luôn để cao văn hóa dân tộc lại miệt thị người Việt như vậy. Có nghĩa là nếu có các vị tiến sĩ khác trên thế giới mà viết về Phật Giáo thì nên đọc, còn các tiến sĩ lô-can, cho dù giỏi tiếng Pali hay Sanskrit thì cũng là đồ bỏ. Tại sao lại vọng ngoại như vậy? Tại sao lại phải chê bai đồng hương như vậy? Hay là ông muốn “tự giới thiệu ngầm” ông có bằng Ph.D tại Mỹ nên đương nhiên phải ngon lành hơn các tiến sĩ lô-can, nội hóa?

Sự tức giận do mặc cảm là không biết Pali hay Sanskrit đã đưa TCN đến chỗ buông ra những câu hằn học như sau:

Tất cả kinh điển Phật Giáo chỉ được viết ra sau khi Đức Phật tịch diệt mấy trăm năm, trải qua một thời gian dài hoàn toàn dựa vào truyền khẩu. Điều này chứng tỏ trong kinh điển Phật Giáo có những thiếu sót cũng như những thêm thắt của các Phật tử sau này, vậy biết tiếng Pali hay Sanskrit cũng chỉ là đọc những bản văn hoặc thiếu sót hoặc thêm thắt mà thôi, có gì mà phải khoe khoang? ” (Sđd: tr.103).

Xin ông TCN bớt giận để nhận ra rằng sở dĩ ông biết được sự kiện là kinh điển Phật Giáo chỉ được viết ra sau khi Đức Phật tịch diệt chính là nhờ công phu khảo cứu sâu xa của các nhà Phật học. Nếu họ không nghiên cứu, không viết sách phổ hiến sự kiện này, thì chúng ta không thể nào biết được điều đó. Mà muốn biết được cái sự kiện mà ông tưởng là đơn giản này họ phải tốn bao nhiêu công sức nghiên cứu văn bản, so sánh, đối chiếu bao nhiêu tư liệu bằng vô số các ngôn ngữ cổ. Chỉ có người ham nổi danh là trí thức Phật Giáo như ông mới cho rằng học Pali hay Sanskrit là để khoe khoang, để hãnh diện. Đó chỉ là những công cụ làm việc, thế thôi. Nói như TCN cũng giống như nói: “Học toán cao cấp để làm gì? Trong đời sống hàng ngày chỉ cần bốn phép tính căn bản là chu tất”. Tất cả những sự kiện liên quan đến giáo lý Phật Giáo, tất cả những kiến thức nhỏ nhoi của TCN về Phật Giáo mà tác giả tưởng lầm là tự nhiên mọc ra trong đầu mình, đều là kết quả những công trình khảo cứu công phu, phiên dịch kinh điển của bao nhiêu thê hệ học giả, và ngày nay trở thành kho tàng tri thức chung của nhân loại. Không có những người đầu tiên mày mò học Pali, Sanskrit, Tây Tạng, Hán cổ thì làm gì giờ này có những quyển kinh bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt cho TCN đọc để hiểu về giáo lý Phật Giáo? Huyền Trang phải vượt sa mạc sang Ấn Độ cư ngụ 13 năm để học tiếng Phạn. Nhờ có ông ngành Duy Thức Học được khai phát ở Trang Hoa và bao nhiêu kinh điển Đại Thừa được phiên dịch. Nói và viết như TCN là giận quá nói ngang, nói bừa, nói bậy mà thôi, chứ tôi tin rằng trong thâm tâm TCN ông hoàn toàn hiểu được tôi muốn nói vì điều đó quá đơn giản, dễ hiểu.

Trần Chung Ngọc đặt câu hỏi:

“Cái điều kiện tiên quyết mà ông DND đặt ra là phải biết một vài thứ tiếng như Pali, Sanskrit, Triều Tiên, Tây Tạng, Nhật Bản, v.v… mới có thẩm quyền viết về Phật Giáo, cũng như phải biết tiếng Hi Lạp, La Tinh, Do Thái cổ, v.v… mới có thẩm quyền viết về Thiên Chúa Giáo. Nhưng ông DND không cho biết ông đã học những thứ này ở đâu, học trường nào, giáo sư là những ai, học bao lâu, tốt nghiệp bao giờ, đã có những tác phẩm nghiên cứu nào có giá trị, v.v… ”(Sđd: tr.96).

Trước hết, tôi lại phải xác định lập trưởng của tôi: nghiên cứu văn chương Trung Quốc thì phải biết tiếng Tàu, nghiên cứu Phật Giáo phải am tường ít nhất là một trong bốn ngôn ngữ cổ (Phạn, Pali, Tây tạng, Hán), nghiên cứu Thiên Chúa Giáo cũng thế (nếu nghiên cứu Cựu Ước phải học tiếng Do Thái cổ, nghiên cứu Tân Ước phải học La Tinh, Hi Lạp). Đây chính là yêu cầu của các trường đại học Mỹ. Chẳng lẽ tiến sĩ tại Wisconsin như ông mà không biết vấn đề này? Các yêu cầu đó đâu phải cá nhân tôi tự đặt ra đâu? Ông cứ mở các courses of instruction của các trường đại học Mỹ ra xem thì biết ngay. Sao ông không viết thư chửi luôn tất cả các đại học Mỹ là "chưa tiêu hóa được cái học khoa cử"? Mà bằng chứng nào cho tôi thấy là ông đã “tiêu hóa” được cái học của chính ông? Còn trong cuốn sách tôi phê bình nhóm Giao Điểm tại sao tôi lại phải phí thì giờ kê khai lý lịch bản thân như ông yêu cầu?

Nhưng ông đã thắc mắc thì tôi xin thưa: tôi học Phật Giáo từ năm 1993 tại Harvard với giáo sư Masatoshi Nagatomi, học Tiểu Thừa Phật Giáo và tiếng Pali với giáo sư Charles Hallisey (Harvard), học tiếng Phạn với giáo sư James Benson (bây giờ là giáo sư Sanskrit tai Oxford), Michael Witzel (trưởng khoa tiếng Phạn tại Harvard), Stephanie Jamison (Harvard), học tiếng Tây Tạng với giáo sư Leonard de van Kuijip và tu sĩ Jorden (người Tây Tạng đang viết luận án tiến sĩ tại Harvard), tiếp tục nghiên cứu các truyền bản Phạn văn và Tây Tạng còn sót lại của Bhavaviveka với giáo sư David Eckel (Boston University), học triết lý tôn giáo (philisophy of religion) và thuyên thích luận (hermeneutics) với Alan Olson, giáo sư triết (Boston), học xã hội học tôn giáo với giáo sư Peter Berger, tác giả lừng danh của quyển The Sacred Canopy, học thần học và tôn giáo đối chiếu với giáo sư Ray Hart, trưởng khoa tôn giáo học (Boston), nghiên cứu về Thiền Nhật bản với nữ giáo sư Livia Kohn (Boston), học hiện tượng học về tôn giáo (phenomenology of religion) với giáo sư Krzysstof Michalski (Boston), học đối chiếu Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo thông qua việc nghiên cứu trường phái Kyoto tại Nhật Bản với giáo sư Harold Oliver (Boston). Ông có toàn quyền viết thư hỏi các nhân vật đó. Hồ sơ học bạ (transcript) của tôi trong chương trình tiến sĩ toàn là hạng A (nếu ông muốn cứ cho địa chỉ, tôi sẵn sàng gởi cho ông xem chơi).

Chẳng lẽ các giáo sư nổi tiếng dạy tôi đều là hạng ngu dốt, "chưa tiêu hóa được cái học khoa cử" nên mới cho tôi hạng cao như vậy? Tôi học ở Harvard đậu thủ khoa chương trình Master về Đông Á Học (East Asian Studies) năm 1995. Chẳng lẽ giáo sư Harvard là bọn ngu hết ráo nên mới cấp bằng cho tôi? Còn các công trình nghiên cứu của tôi thì ông cứ kiên nhẫn chờ xem, tôi chắc chắn không làm ông thất vọng đâu.

Tôi phải công nhận ngay trong ba người viết bài chỉ trích tôi (Trần Văn Kha, Nguyễn Kha và Trần Chung Ngọc) thì tác giả họ Trần nói năng có lập luận và thái độ tương đối còn tỏ ra bình tĩnh để thảo luận, còn Trần Văn Kha chỉ biết ngoác mồm chửi bới (thậm chí còn dọa đánh tôi “bể mặt” và chụp mũ tôi là Cộng Sản), còn Nguyễn Kha thì hiểm độc hơn, vu khống, và chơi toàn đòn “chụp mũ” (Nguyễn Kha chụp mũ tôi được Thiên Chúa Giáo thuê viết bài, vu khống tôi đi thi rớt đại học Mỹ, v.v...). Tôi xin liệt kê toàn bộ sự phê bình của Trần Chung Ngọc, tạm cho đây là những thắc mắc thực sự của tác giả, và tiến hành trả lời những phê bình đó.

Sau khi kết án tôi là “chỉ biết đánh giá người qua bằng cấp” “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử” (sđd: tr.82-83) Trần Chung Ngọc tiến hành chất vấn tôi về vấn đề: có cần phải biết Pali hay Sanskrit để hiểu Phật Giáo hay không? Tôi xin khẳng định lại một lần nữa: cổ ngữ Phật Giáo (Phạn, Pali, Tây Tạng) là những công cụ cần thiết để nghiên cứu Phật Giáo một cách nghiêm túc. Nhưng nghiên cứu Phật Giáo có thể tiến hành từ rất nhiều góc độ (xã hội học, nhân chủng học, triết học,  v.v…).

Những nhà nghiên cứu không phải là tu sĩ vốn là những người chọn đời sống tín ngưỡng, thực hành Phật pháp. Giống như chúng ta có thể thích nghe nhạc Chopin hay Beethoven là quyền thưởng ngoạn riêng tư của chúng ta, nhưng nếu muốn trở thành người nghiên cứu âm nhạc thực sự thì phải đi học tại nhạc viện một cách bài bản.

Tôi không hiểu tại sao một yêu cầu hết sức giản dị và minh bạch như vậy lại được Trần Chung Ngọc bẻ quẹo thành “Dương Ngọc Dũng gián tiếp khoe khoang mình biết tiếng Sanskirt, Pali”. Chẳng lẽ khi tôi nói “muốn mở phòng mạch phải tốt nghiệp trường Y ” thì điều đó có nghĩa là tôi gián tiếp tự khoe tôi là bác sĩ?” Hay khi tôi phát biểu "muốn hiểu rõ thuyết tương đối cần phải có hiểu biết sâu về vật ” thì điều đó có nghĩa là “tôi đã có hiểu biết sâu về vật lý? ” Trần Chung Ngọc học vật lý ở đại học, nghĩa là có một trí thức khoa học được đào tạo bài bản, chắc chắn không thể chấp nhận một người chẳng có kiến thức về vật lý lại nói lăng nhăng về thuyết tương đối. Một chân lý sơ giản như vậy nếu Trần Chung Ngọc đừng quá tức giận cá nhân tôi cũng phải công nhận là đúng.

Một luận điểm khác của Trần Chung Ngọc đáng chú ý hơn.

Khi tôi phê bình các trí thức Giao Điểm trong khi tự nhận là trí thức Phật Giáo tại sao lại lên cơn chửi bới cả Đức Giáo Hoàng và cả lịch sử Thiên Chúa Giáo vì Phật Giáo vốn là một tôn giáo xây dựng trên nền tảng từ bi, bác ái, tha thứ, thì Trần Chung Ngọc trả lời một cách lạ lùng như sau:

Nếu ông DND hiểu cái hiền hòa, từ bi, không sân si, tranh chấp của đạo Phật là cứ giơ má cho người ta tát rồi xoa mặt cám ơn thì quả thật là ông không hiểu gì về đạo Phật cả, chỉ biết đạo Phật qua sách vở, và ngay cả cái biết sách vở cũng chưa tiêu hóa được (sđd: tr.91).

Tại đây thì đúng là “Bồ Tát” Trần Chung Ngọc đã để hở sườn trong khi lý luận. Trong tinh thần nhẫn nhục của Phật Giáo, không những vấn đề chỉ giới hạn vào việc “giơ má cho người ta tát” mà còn chủ trương bất bạo động (chính Gandhi đã áp dụng lý thuyết nhẫn nhục của Phật Giáo) và dùng tình thương xóa bỏ hận thù, không bao giờ chủ trương đánh phá đối phương ngoại đạo vì bất cứ lý do gì. Đơn giản chỉ vì Trần Chung Ngọc không đọc kỹ văn hiến Phật Giáo nên mới hiểu sai như vậy. Tôi xin trích dẫn một đoạn trong Truyện cổ Phật Giáo (Phật Giáo Cổ Đại Cố Sự) do Minh Chiếu phiên dịch từ Hán Văn để mô tả tinh thần kham nhẫn cực độ của Phật Giáo:

Lúc bấy gi Đức Thế Tôn đang an tọa trong tịnh xá Trúcm, dùng đạo nhãn thấy dân ở nước Rô Na Ba Răn Ta đang chịu nhiều thống khổ dưới quyền thống trị của nhà cầm quyền Kê Hoa Đà người Bà La Môn Giáo. Người ấy đã dùng bao thế lực sn có trong tay, ép buộc dân chúng phải thờ Phạm Thiên và ngược đãi bắt bớ những người chống đối lại.

Trước hành động bạo ác và bất công ấy, Đức Thế Tôn thương hại cho Kê Hoa Đà là một nhà trí thức mà hiện tại không có người hướng dẫn sáng suốt, tương lai không tránh khỏi ác báo trong ba đường. Bấy giờ Đức Thế Tôn thấy trong hàng đệ tử, chỉ có tôn giả Phú Lâu Na là người thiện duyên với Kê Hoa Đà và dân chúng xứ ấy nên sai đến đó để giáo hóa.

Đức Thế Tôn biết rằng trên con đường truyền bá Chánh Pháp dắt người trở về con đường tươi sáng của đạo Từ Bi, Tôn Giả Phú Lâu Na sẽ gặp nhiều trở ngại thử thách của đối thủ. Biết vậy, cho nên Đức Thế Tôn gọi Tôn Giả Phú Lâu Na đến dạy rằng:

- Dân xứ ấy và Kê Hoa Đà độc ác lắm, ta sợ ngươi không đủ can đảm để chịu đựng.
- Bạch Thế Tôn, con nguyện đem hết năng lực để hoàn thành sứ mạng.
- Nếu đến đó bị chửi mắng, thì ngươi nghĩ sao?
- Con nghĩ: những lời chửi mắng kia cũng như những tặng phẩm. Nếu họ mang đến tặng cho con, con không nhận, họ sẽ mang về, và con nghĩ rằng: những người này còn hiền từ lắm, vì họ không nhận nước con.
- Nếu họ đem nhận nước ngươi?
- Con nghĩ rằng: họ chỉ là những người tối dạ, và chỉ nhận nước mà không lấy đá ném vào đầu con.
- Nếu họ dùng đá ném vào đầu ngươi?
- Con nghĩ rằng: họ rất tốt chỉ lấy đá ném vào đầu mà không dùng gậy đánh con.
- Nếu họ dùng gậy đập ngươi?
- Con nghĩ rằng: họ rất hiền từ vì chỉ dùng gậy đập mà không giam cầm, ngăn cản bước đường truyền đạo của con.
- Nếu họ giam cầm ngươi?
- Con nghĩ rằng: những người ấy rất tử tế, vì họ giúp con có thời gian di dưỡng tinh thần để nung luyện thêm ý chí, mà không dùng gươm đâm chém con.
- Nếu họ dùng gươm đâm chém ngươi?
- Con nghĩ rằng: họ rất tốt dạ, chỉ đâm chém con mà không giết chết con.
- Nếu họ giết chết ngươi?
- Bạch Thế Tôn: con rất vui mừng, vì những người kia đã dùng tâm từ bi giúp con thoát khỏi thân giả tạm đau khổ này để chóng thành quả Vô Thượng Giác.

Đức Thế Tôn dạy: Hay thay! Hay thay! Phú Lâu Na, ngươi có một ý chí mạnh mẽ. Ngươi đã biết khinh thường thân mạng để phụng sự chân lý. Ngươi thật là một đệ tử trung kiên của ta, đáng thay ta đến xứ ấy truyền bá chánh pháp, hướng mọi người trở về con đường sáng đầy an lạc và giải thoát (1).

Tôi nghĩ rằng tôi đã chứng minh xong tính chất phiến diện, sai lầm trong phê bình của Trần Chung Ngọc, Giờ đây chắc TCN đã biết giữa tôi và ông, ai hiểu đúng tinh thần kham nhẫn của Phật Giáo hơn. Những mẫu chuyện tương tự như trên tràn ngập trong văn hiến Phật Giáo.

Một luận điểm khác của tôi được Trần Chung Ngọc phê bình là “một câu hỏi làm cho người đọc có đôi chút học thức phải lắc đầu ngao ngán”.  Tôi viết: “Tại sao một người Thiên Chúa Giáo lại phải có bổn phận phải nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật? Tại sao các trí thức này không tự hỏi cái mà mình hiểu về Thiên Chúa Giáo như vậy có đúng và công bằng hay không?”

Trần Chung Ngọc "phang” luôn một cách ngang bướng:

Tiếc rằng ông DND không phải là Giáo Hoàng và Giáo Hoàng không có cùng một trình độ như ông DND... Không ai bắt Giáo Hoàng phải nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật. Nhưng với cương vị của một vị chủ chăn của một tôn giáo lớn thì Giáo Hoàng không có quyền nói sai về Đức Phật và Phật Giáo.

 

 

 

Hàm ý của câu nói của tôi khá rõ ràng, không hiểu sao Trần Chung Ngọc lại cố tình xuyên tạc như trên. Điểm thứ nhất: đứng từ góc độ tôn giáo của bản thân, thông thường khó lòng mà có nhận định khách quan về một tôn giáo khác. Ngay cả những tôn giáo có cùng nguồn gốc như Tin Lành, Công Giáo, Hồi Giáo, mà còn không thể chịu nổi nhau. Chúng ta đứng trong lập trường Phật Giáo, dĩ nhiên chỉ đọc tụng Phật điển, nếu chúng ta hiểu biết sai về chính tôn giáo của mình mới là điều đáng phàn nàn, còn hiểu trật về một tôn giáo khác cần phải được khoan hồng, góp ý, không nên bị chửi bới theo kiểu Giao Điểm là “bố láo, nói xàm.  Sau khi chửi bới Đức Giáo Hoàng và toàn thể lịch sử Thiên Chúa Giáo một cách lẫn lộn, không phân biệt, trích dẫn sách vở một cách tùy tiện, cẩu thả, xong nhóm Giao Điểm, mà Trần Chung Ngọc là đại diện, lại khẳng định: “Đây là một cuộc thảo luận trí thức nghiêm chỉnh ” (sđd: tr.29). Nếu thực sự nhóm Giao Điểm đã tiến hành một cuộc thảo luận trí thức nghiêm chỉnh thì không thể để cho những văn phong như vậy tràn ngập trong tác phẩm của mình với thái độ “ch có ta là nắm độc quyền chân lý”.  Trở lại luận điểm của chính Trần Chung Ngọc, ông cho rằng Đức Giáo Hoàng nói sai về Phật Giáo là cố ý chứ không phải vô tình. Tại sao Đức Giáo Hoàng lại cố ý trở thành “ngu si” như vậy để rồi chính đại diện của Đức Giáo Hoàng phải công khai xin lỗi?

Đa số mọi người thường có tâm lý muốn mọi người xem mình là khôn ngoan, thông thái, tại sao Đức Giáo Hoàng lại khờ dại đến mức cố ý làm ngược lại?

Chính vì là đấng chủ chăn của một tôn giáo lớn, Đức Giáo Hoàng khó có thể nói những điều ngược với giáo lý truyền thống đã được chấp nhận. Trần Chung Ngọc nói rằng Đức Giáo Hoàng có cả một ban tham mưu cố vấn thượng thặng, nhưng dĩ nhiên ban tham mưu của ngài cũng được tuyển chọn trong tín đồ Thiên Chúa Giáo, chứ chẳng lẽ ngài tuyển dụng một ông sư Tây Tạng làm cố vấn về Phật Giáo? Vấn đề này liên quan đến khía cạnh tuyển dụng và lập trường, quan điểm của người được tuyển dụng. Do đó các tham mưu của Giáo Hoàng cũng là người Thiên Chúa Giáo, sống và tư duy trong cấu hình Thiên Chúa Giáo, cho nên khó lòng có thể nhận định chính xác về một tôn giáo khác như bản thân những người sống và thực hành tôn giáo đó. Phật Giáo cũng vậy, không khác. Nếu đã sống theo tư duy Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, nhìn và lý giải mọi hiện tượng theo lý thuyết nghiệp báo, nhân quả, duyên khởi, vô tự tính thì cũng khó lòng có thể dung nạp các khái niệm xa lạ với họ như Thiên Chúa, sự chuộc tội, mặc khải, ơn sủng, phục lâm,v.v... Đối với những người trí thức không sống đạo thì khác. Họ có thể dung hòa những quan điểm khác nhau cùng một lúc mà không cảm thấy có sự mâu thuẫn nội tâm vì họ không thực sự bước vào con đường thực hành tôn giáo. Đức Giáo Hoàng không thể nói khác được vì động cơ tôn giáo thúc đẩy ngài từ bên trong mạnh mẽ hơn những tri thức thuần túy, nếu có, về Phật Giáo. Tôi không phải tín đồ Thiên Chúa Giáo nên chẳng có lý do gì để bênh vực Đức Giáo Hoàng. Thành thật mà nói tôi thấy vấn đề chẳng có gì làm rùm beng lên như vậy. Cũng rất có thể việc đả kích Đức Giáo Hoàng và cuốn sách của ngài có một mục tiêu ngầm khác là tạo vốn liếng chính trị cho nhóm Giao Điểm chăng? Và nếu thế thì đối tượng chính trị của sự phê bình này là gì? Bản thân Giáo Hoàng chắc chắn không phải là mục tiêu. Hay là toàn bộ tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam? Hay là bản thân nhà cầm quyền?

Trần Chung Ngọc, do quá mặc cảm về việc thiếu vốn liếng ngoại ngữ của bản thân, (tôi rất thông cảm cho những người chọn vật lý, toán hay computer, đa số đều rất dở và thù ghét ngoại ngữ thậm tệ) nên đặc biệt chửi bớii tôi về việc tôi khẳng định cần phải biết các cổ ngữ Phật Giáo mới có thể bắt tay vào việc nghiên cứu Phật Giáo, Trần Chung Ngọc vòng lại vấn đề này một cách hậm hực:

Tôi nhìn thấy ở đây một con ếch ngồi đáy giếng... một tâm cảnh thuộc loại tự mãn... cho mình là bậc vô thượng thiên tài, không ai hơn, không ai bằng... một sự hiểu biết rất nông cạn về Phật Giáo... kiến thức nghèo nàn, tự mãn... huênh hoang... (Sđd: 96)

Không gì dễ dàng hơn là tự nhiên buông ra những lời nhục mạ kẻ khác mà chẳng cần một chứng cớ gì. Tôi biết là tôi có tội dám xúc phạm đến bản ngã to lớn của ngài Bồ Tát Trần Chung Ngọc. Nếu ngài “Bồ Tát” tự cho là hiểu nhiều, biết rộng về Phật Giáo hơn cả “Vô Thượng Thiên Tài Dương Ngọc Dũng”, đặc biệt là hiểu tinh thần Phật Giáo hơn tôi, thì xin ngài hãy làm ơn chứng minh cho tôi thấy điều đó một cách công bằng chứ đừng nên quá tức giận văng đại ra những ngôn từ chửi bới, mạ lỵ, một điều càng cho thấy rõ ngài chẳng thấm được tinh thần Phú Lâu Na của Phật Giáo một chút nào cả. Trong cuốn sách tôi viết phê bình nhóm Giao Điểm, tôi chưa bao giờ dám tự cho mình là “Bồ Tát”. Tôi thách ngài tìm được một câu tôi viết tự cho là tôi hiểu tinh thẩn Phật Giáo hơn tất cả mọi người khác. Trong cuộc tranh luận tôi chỉ dựa vào kinh điển, sách vở, là những điều tướng đốì khách quan. Còn tự ngài khẳng định mình là “ngọn đuốc sáng” “mang tâm nguyện Bồ Tát” thì có phải là một thái độ hoàn toàn chủ quan, tự mãn, tự mình phong cho mình? Tôi chỉ dám yêu cầu người nào muốn nghiên cứu Phật Giáo một cách nghiêm túc thì phải học cổ ngữ Phật Giáo, ngài đã lồng lộn cho tôi là “ếch ngồi đáy giếng” là tự mãn, huyênh hoang”, còn ngài tự so sánh mình với Phật, với Bồ Tát thì khiêm tốn hơn chăng? Chắc ngài đòi trích dẫn, tôi xin sẵn sàng:

Nhưng tôi vốn đã mang nặng một tâm nguyện Hộ Pháp, gánh trên vai cùng lúc hai chức năng của ông Thiện, ông Ác... Chịu ảnh hưởng của lý tưởng Bồ Tát, những người sẵn sàng vén tay áo, sắn ống quần, nhảy vào địa ngục hay hỏa ngục để cứu vớt chúng sinh nặng nghiệp... (sđd: 83).

Viết bài này một Phật tử thấp kém như tôi cũng chỉ có một tâm nguyện: giúp cho người đời tự mình bước đi những bước chân vững vàng, an lạc trên mặt đất. Hay nói khác đi, theo Kinh Hoa Nghiêm, nếu ai vì lạc đường thì tôi vì họ chỉ cho con đường chánh, nơi đêm tối tôi vì họ mà làm ngọn đuốc sáng, ai vì lầm lạc mà rời xa dân tộc thì tôi vì họ hướng dẫn họ trở lại với quốc gia dân tộc. (Giao Điểm).

Để chứng minh rằng kiến thức Phật Giáo của mình giỏi hơn “con ếch ngồi đáy giếng Dương Ngọc Dũng”, Trần Chung Ngọc kiêu kỳ viết: “Tâm nguyện của một người theo Bồ Tát Hạnh ông hiểu ra đó là giáo lý của Đức Phật. Chỉ ra con đường chánh ông xuyên tạc thành “dẫn đường cho kẻ khác” (Sđd: tr.125). Thế là thế nào? Bồ Tát Hạnh không phải là giáo lý của Đức Phật chẳng lẽ là giáo lý của chúa Giêsu? Tôi có nói sai chăng? Trong văn hiến Đại Thừa Phật Giáo, Đức Phật không còn đơn thuần chỉ là một cá nhân được giác ngộ như trong truyền thống Thượng Tọa Bộ, mà được lý tưởng hóa thành một siêu nhân vượt không gian, thời gian, Har Dayal, chuyên gia về Phật Học, nhận định như sau:

Những Phật Tử đã sáng tạo ra khái niệm Bồ Tát (bodhisattavas) chủ yếu bằng cách nhân cách hóa những đức tính và đặc điểm khác nhau trong nhân cách của Phật Cồ Đàm. Họ cũng sử dụng một scác thuật từ dùng miêu tả Đức Phật và chuyển chúng thành tên của các Bồ Tát. Như vậy sự hiện hữu và các đức tính của các Bồ Tát bắt nguồn từ sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật. Hai vị Bồ tát chính là Văn Thù và Quan Âm là sự nhân cách hóa Trí Huệ Bát Nhã và lòng Từ Bi (The Buddhists invented their class of saints (Bodhisattvas) chiefly by personifying the different virtues and attributes of Guatama Buddha's personatily. They also took up certain epithets that were applied to Gautama Buddha and converted them into the names of some bodhisattvas. The bodhisattvas thus derive their existence and attributes from the central historical fact of Gautama's life and work. The two chief bodhisath’as, Manjusri and Avalokitesvara, are personifications of Wisdom (parjna) and Mercy (karuna) respectively) (2).

 

(2) Har Dayal, The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskirt Literature, Motila] Banarsidass, Delhi, 1978, tr.36.

Nói một cách dứt khoát, đứng từ góc độ viên đốn Đại Thừa, không có gì phân biệt giữa Bồ Tát và Phật. Phật là Bồ Tát đạt đến Thập Địa (Pháp Vân Địa= Dharma-megha-bhumi). Bồ Tát là người đã giác ngộ thành Phật, nhưng trụ lại trong thế gian để cứu độ chúng sinh, hoằng dương Phật pháp. Nếu Trần Chung Ngọc muốn hành trì theo đúng lý tưởng Bổ Tát Hạnh, mong ngài nghiền ngẫm đoạn văn sau đây:

Độ tận chúng sanh, theo nghĩa sâu, là đoạn dứt những Phiền Não, Vô Minh vọng động trong bản thân hành giả, không để cho niệm chúng sanh quấy động Tâm thanh tịnh của mình. Theo nghĩa rộng, Bồ Tát chỉ có thể độ tận chúng sanh khi thấy mình và chúng sanh không có sai khác, chẳng thấy có chúng sanh được độ, cũng chẳng có Bồ Tát đang độ chúng sanh(3).

Nếu Trần Chung Ngọc tự cho là ngài hiểu Kinh Hoa Nghiêm thì đâu có gì phải giận dữ vì “chúng sanh Dương Ngọc Dũng” và “Bồ Tát Trần Chung Ngọc” chỉ là một, không sai khác, và nên hiểu theo tinh thần bình giải rất chính xác của Tỳ Kheo ni Như Thanh rằng muốn độ chúng sanh không có nghĩa là chạy ra đường giảng dạy cho thiên hạ mà chính là đoạn dứt Vô Minh và Phiền Não ngay trong chính tâm của mình. Đó chính là nghịch lý sâu thẳm của triết học Phật Giáo mà một người chỉ đọc sách bâng quơ trên một bề mặt như Trần Chung Ngọc không thể thấu hiểu nỗi. Diễn giảng một cách nôm na hơn, trong tinh thần Hoa Nghiêm, độ chúng sinh có nghĩa là tự độ chính bản thân, tự thanh lọc bản thân khỏi sự vô minh, vì đứng từ góc độ chân đế (paramartha-satya), thì chúng sinh và Bồ Tát viên dung vô ngại, chẳng mảy may phân biệt.

Bồ Tát Trần Chung Ngọc vì để tam độc tham, sân, si bốc lên làm mờ lý trí nên quên bẵng mất rằng trong vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo không gì khó khăn hơn là tự đặt mình vào vị trí của người tự cho là thấu hiểu tinh thần Phật Giáo, tự cho mình là người thực hành đạo pháp, chê bai những người nghiên cứu Phật học là chỉ biết “buôn bán hí luận” và “khẩu Thiền”. Khi ngài kết án tôi chỉ biết bám vào văn tự, sách vở, tôi hoàn toàn không có gì phản đối. Đúng vậy, tôi chỉ biết Phật Giáo qua kinh điển, sách vở. Tôi chưa đi tu, tụng kinh, gõ mõ ngày nào. Tôi sẵn lòng nhận ngay như vậy vì việc đó sẽ tránh cho tôi rất nhiều phiền phức nếu tôi muốn tự nhận rằng mình là người thực hành Phật Pháp, về phương diện này tôi có ưu thế hơn các tu sĩ thật sự, vì nếu một tu sĩ nổi giận chửi tôi là không hiểu Phật pháp thì chính anh ta đã tự mâu thuẫn với mình. Chẳng hạn nếu Nhất Hạnh đọc những điều tôi viết xong lại viết thư cảm ơn tôi theo tinh thần Phú Lâu Na thì quả thật tôi xin bái phục Nhất Hạnh là thiền sư chính cống, còn nếu ngài tuôn ra một tràng tiếng Đan Mạch thì làm sao còn dám tự nhận là thiền sư được nữa. Cũng giống như người bàn chuyện võ thuật lý thuyết và người tự nhận là mình có võ công thực sự. Không ai thách đấu một võ sư lý thuyết cả, nhưng người thứ hai phải bắt buộc đương đầu với những người đòi kiểm chứng trình độ của anh ta. Khi tự nhận mình là Bồ Tát hay mang tâm nguyện Bồ Tát. Trần Chung Ngọc đã tự rước phiền não vào bản thân, vì chỉ cần một câu nói trong lúc tức giận cũng đủ cho thấy lời phát biểu hay tâm nguyện kia chỉ là sự dối trá hay giả đạo đức. Còn tôi, khiêm tốn hơn Trần Chung Ngọc, chỉ dám tự nhận mình là một con mọt sách, không dám nhận gì khác hơn. Chính vì vậy, khổng ai có thể trách tôi là không thực hành Phật pháp, vì tôi chưa bao giờ ngông cuồng tuyên bố điều đó.

Sau khi chỉ trích bản thân tôi “chưa tiêu hóa cái học khoa cử” -một thuật ngữ ưa thích của Trần Chung Ngọc- tác giả họ Trần khẳng định một mệnh đề táo bạo như sau:
Con người có thể chỉ đọc một Kinh hay một câu trong Kinh là có thể am hiểu Phật Giáo, mà cũng có thể đọc thiên kinh vạn quyển bằng tiếng Pali hay Sanskrit mà vẫn mù tịt về Phật Giáo (sđd: tr.135).

(3) Tỳ Kheo ni Như Thanh, Lược giải Kinh Hoa Nghiêm: Hành Bồ Tát Đạo, Tổ Đình Huệ Lâm, 1988, tr.299

 

Thật là tức cười! Thưa Bồ Tát Trần Chung Ngọc, bản thân ông cũng chưa hiểu chữ “hiểu” có nghĩa là gì? Khi chúng ta nói rằng chúng ta hiểu một vấn để gì đó thì điều đó có nghĩa là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này rất phức tạp. Hiểu một bài thơ khác với hiểu một bài toán. Hiểu một đoạn nhạc cổ điển khác với hiểu kinh Phật. Hiểu một người nào đó yêu mình hay ghét mình cũng khác với hiểu chính những gì đang xảy ra trong đầu mình. Mà ngay cả việc tự hiểu bản thân mình cũng không phải việc dễ dàng. Rất mong Trần Chung Ngọc bỏ chút thì giờ đọc lại Paul Ricoeur khi triết gia này bàn về chữ “hiểu” (understanding) trong bài thuyết trình tại đại học Texas Christian University có tựa đề “Explanation and Understanding” in lại trong tập Interpretation Theory: Discourse and the Surplus of Meaning, Texas Christian University Press, Fort Worth, 1976, (tr.71-88). Như vậy khi Trần Chung Ngọc tuyên bố' rằng con người có thể “hiểu” Phật Giáo bằng cách chỉ cần đọc một câu trong Kinh thì cái “hiểu” này thuộc loại nào? Trn Chung Ngọc đã “hiểuđược cái “gì” trong câu kinh đó? Căn cứ vào đâu Trần Chung Ngọc có thể khẳng định rằng mình đã hiểu đúng câu kinh đó? Dĩ nhiên phải có thầy ấn chứng hay sách vở khác ấn chứng cho cái hiểu của mình. Nhưng Trần Chung Ngọc không đi học Phật học nên không có thầy hướng dẫn, ấn chứng cho cái hiểu của mình. Ông cũng không thèm đọc sách của những người “buôn bán hí luận” nên cái hiểu của ông là do ông tưởng như vậy, nhưng khi đối chứng với tư liệu cụ thể chưa chắc đã đúng. Chúng ta cứ tưởng chúng ta hiểu được mệnh đề 2 cộng 2 là 4 một cách tự nhiên. Thực ra chúng ta đã được “rèn luyện” để hiểu như vậy. Những tu sĩ Phật Giáo có thể đọc một câu kinh mà hiểu được tinh thần Phật Giáo đơn giản là vì họ trực tiếp hành trì Phật Giáo trong một thời gian dài và do thầy của họ đã giảng dạy những điều tương tự như thếễ Như vậy hiểu là một động tác liên kết: liên kết một sự kiện mới với những điều đã học để nhận ra ý nghĩa chính xác. Không bao giờ lại có một thứ hiểu biết từ trên trời rơi xuống. Hơn nữa, căn cứ vào bằng chứng nào, thống kê nào, nghiên cứu nào, để có thể khẳng định có người chỉ cần đọc một câu kinh cũng hiểu Phật Giáo, còn người đọc thiên kinh vạn quyển kinh lại không hiểu đạo Phật? Xin ông hãy bình tĩnh lý luận và cho tôi một bằng chứng về chuyện này. Các tu sĩ là những người thực hành Phật Pháp nhưng đâu có ai khinh chê kinh điển đâu. Ngày nào trong chùa họ cũng tụng Bát Nhã Tâm Kinh, Lăng Nghiêm, Di Đà Tiểu Bổn, Đại Bổn, Pháp Hoa đấy chứ?

Hiểu biết phiến diện của Trần Chung Ngọc không cho phép ông thấy được rằng câu ông phát biểu chỉ thể hiện tinh thần “bất lập văn tự” của Thiền Tông mà Thiền Tông chỉ là một trong mười tông phái Phật Giáo tại Trung Quốc. Thiền là sản phẩm của tư duy Trung Quốc, không phải trực tiếp bắt nguồn từ Ấn Độ. Hơn nữa, bản thân lịch sử Thiền Tông là một điều phức tạp vô cùng. Cuộc tranh luận về Thiền giữa Suzuki và Hồ Thích đã chứng tỏ điều đó. Ngay bản thân Thiền cũng có ít nhất là hai khuynh hướng chính: tiệm ngộ và đốn ngộ. Chủ trương “đốn ngộ”, “trực chỉ chân tâm” là tông chỉ của dòng Thiền Nam phương (Huệ Năng). Chủ trương "giác ngộ dần dần bằng công phu tu trì" là chủ trương của dòng Thiền Bắc Phương (Thần Tú). Đến thời Đạo Nguyên (Dogen) bên Nhật thì ông cho rằng “giác ngộ và thực hành” thống nhất. Tìm hiểu thật kỹ các quan điểm của các thiền sư Đại Huê, Tông Mật, Vĩnh Gia, Đạo Nguyên, Hoàng Bích (Obaku), chúng ta thấy các quan điểm có nhiều sai biệt, không đồng nhất. Trần Chung Ngọc lý luận bằng cách nối các mệnh đề: mệnh đề 1: thiền Nam phương (Huệ Năng) là thiền chân chính, tượng trưng linh li . của Thiền Tông. 2. Thiền Tông là tinh hoa của PhẠl < ii.t" 1 Vậy Thiền Nam phương là tinh hoa của Phật Giáo, ỉ ,ấy ly li'' ' ' để loại bỏ các dòng Thiền khác, cho chúng không |)liệu 11 Thiền? Lấy lý do gì để đề cao Thiền hơn các pháp mỏ 11 III III Ị' khác, chẳng hạn Tịnh Độ. Tại sao không nói Tịnh Độ 1.1 linh hoa của Phật Giáo được? Đây là một thành kiến đã ăn IỊII.I Mill vào não ữạng giới trí thức Việt Nam. Học thuật Phật Giáo II* u muôn tiến lên, phải biết rà soát lại những giáo điều được lun vinh là chân lý vĩnh cửu. Còn người tu sĩ tập trung vào vk'1 hành trì dĩ nhiên chẳng cần quan tâm đến các chi tiết học thuat lịch sử để làm gì. Suzuki đứng từ góc độ của người tu Thii II xem Thiền là phi lịch sử hay siêu lịch sử, trong khi Hồ Thícli, đứng từ góc độ khảo cứu sử học, cho Thiền là một hiện tượnjí lịch sử và phải dùng các tư liệu lịch sử để nói về Thiền, do đỏ ông chê Suzuki nói về Thiền không chính xác.

Sau khi khẳng định một cách vô căn cứ như tôi vừa chứng minh, Trần Chung Ngọc lập tức chuyển sang một lổì tấn công hạ cấp hơn là dựng chuyện vu khống tôi. Ông viết:

Ông DND chắc không hiểu được điều này nên mở miệng chê bai, dè bỉu các bản dịch kinh điển của Đoàn Trung Côn, Thích Trí Tịnh và Thích Minh Châu (sđd: tr.135).

Trong toàn bộ cuốn sách tôi viết phê bình nhóm Giao Điểm xin ông hãy trích dẫn rõ ràng câu nào tôi “chê bai, dè bỉu” các bản dịch nói trên. Thậm chí chính tôi còn trích dẫn bản dịch của hòa thượng Trí Tịnh để chứng minh cho lập luận của mình (nơi trang 48 theo đúng bản đánh máy vi tính). Tại sao tôi không trích nguyên tác tiếng Phạn hay Pali hay Hán cổ để hù thiên hạ như ông kết án? Nếu ông Trần Chung Ngọc thực sự tìm ra một câu trong cuốn sách của tôi có nội dung ý nghĩa chê bai, dè bỉu ba nhân vật nói trên, tôi xin quỳ gối tạ tội với tất cả các đại lão hòa thượng. Còn nếu tìm không ra, ông phải nhận là đã vu khống tôi, - nếu ông còn có tư cách của một người trí thức - một thủ đoạn nhằm gây hiểu lầm giữa giới Phật Giáo và cá nhân tôi và nhằm tăng trọng lượng giả tạo cho các luận điểm bút chiến của mình, về quan hệ giữa tôi và hòa thượng Thích Minh Châu, mong ông Trần Chung Ngọc biết cho rằng tôi đã nhiều lần làm phiên dịch viên cho hòa thượng tại các đại hội Phật Giáo quốc tế và chính hòa thượng đã cấp thẻ chứng nhận tôi là thành viên trong Ban Phật Giáo Quốc Tế trực thuộc Viện Phật Học Cao Cấp (tôi có photo tấm thẻ này in ở cuối sách). Tôi đã giảng dạy tiếng Anh tại trường Phật Học Cao Cấp do hòa thượng Minh Châu làm hiệu trưởng. Chính hòa thượng Minh Châu viết thư giới thiệu (letter of recommendation) cho tôi đi học tại Harvard cùng với thư của hòa thượng Thiện Hào. Có lẽ nào tôi lại “chê bai, dè bỉu” các bản dịch của hòa thượng Minh Châu như ngài vu cáo được? Ngài có thể viết thư hỏi giáo sư Minh Chi mà. Câu “có học mà vô hạnh” ngài tặng cho tôi nhưng tôi không dám nhận nên theo qui tắc phải được hồi trả về cho người tặng.

Trở về vấn đề học thuật, chính vì không đi học về Phật Giáo nên Trần Chung Ngọc đưa ra một luận điểm sai lầm quen thuộc khác như sau:

Phật Giáo không phải là một môn học cần đến một kiến thức loại tích lũy, nghĩa là hiểu biết cái sau nhờ đã hiểu biết cái trước như trong các bộ môn nhân văn và khoa học. (sđd: tr. 135).

Vậy thì ông nói sao về thực tế tồn tại các trường Phật học cơ bản, trung và cao cấp tại Việt Nam và tại các quốc gia khác như Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar, Đài Loan? Chẳng lẽ các cao tăng sáng lập các trường học Phật Giáo lại làm sai tinh thần Phật Giáo? Rõ ràng các vị cao tăng đó đã quan niệm học Phật rất khó khăn và đòi hỏi thời gian đào tạo, tích lũy rất lâu dài nên mới sáng lập ra những trường như vậy. Huyền Tráng, một cao tăng thông minh tột bậc mà cũng phải vượt sông, vượt biển sang tận Ấn Độ học hỏi tại đại học Phật Giáo đầu tiên trên thế giới là đại học Nalanda. Ông đã học hỏi, nghiên cứu Phật điển tại đây trong mười ba năm. Học Phật như vậy không phải là tích lũy thì còn gọi bằng danh từ nào? Còn nếu khẳng định rằng học Phật “không phải là hiểu biết cái sau nhờ đã hiểu biết cái trước” thì Trần Chung Ngọc đã lầm to. Ngay cả việc đọc kinh Phật cũng phải có trình tự, đọc kinh dễ hiểu trước, đọc kinh cao cấp sau. Chẳng hạn không có hòa thượng nào dạy kinh Hoa Nghiêm cho những đệ tử sơ cơ mới nhập đạo. Đọc Trường Bộ Kinh (Nam tông) là sáng sủa, dễ hiểu nhất. Kinh điển Đại Thừa rất khó hiểu và phải cần tham khảo nhiều sớ giải, chẳng hạn văn hệ Bát Nhã bản thân đã là một văn hệ hùng vĩ, nhưng chẳng thấm thía gì so với khối lượng sớ giải Bát Nhã tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nhờ sớ giải văn hệ Bát Nhã mà Nagarjuna tạo ra triết học Tính Không (Trung Quán). Chính vì Phật Điển quá phức tạp, quá phong phú, nên Trung Quốc đã tạo ra hệ thống phán giáo (chẳng hạn lối phân chia ngũ thời bát giáo) để phân định kinh điển thấp cao, và phân loại các cấp bực giáo lý. Khi sáng lập Thiên Thai Tông, Trí Khải đại sư đã đề xuất hệ thống ngũ thời bát giáo để giảng dạy và thích nghĩa kinh điển Phật Giáo. Ngũ thời là năm thời kỳ giảng dạy giáo lý Phật Giáo của Đức Phật (Hoa Nghiêm thời, Tiểu Thừa thời, Đại Thừa thời, Bát Nhã thời, Pháp Hoa thời). Bát giáo thì căn cứ trên phương thức giáo hóa và nội dung giáo lý của kinh điển phân ra làm tám loại giáo lý, gồm có Hóa Nghi Tứ Giáo (Đôn Giáo, Tiệm Giáo, Bí Mật Giáo, Bất Định Giáo) và Hóa Pháp Tứ Giáo (Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, Viên Giáo). Hệ thống phán giáo bắt đầu hình thành vào thời Nam Bắc Triều mà hậu nhân khái quát thành mười hệ thống lớn gọi là Nam tam Bắc thất (3 hệ thống phán giáo miền Nam và 7 hệ thống phán giáo miền Bắc). Chẳng hạn Phật Giáo Nam phương phân chia các học thuyết giáo lý Phật Giáo ra thành 3 hệ thống lớn: Đôn giáo, Tiệm giáo, Bất định giáo. Trong hệ thống Tiệm giáo lại chia ra thành Tam Thời Giáo, Tứ Thời Giáo, Ngũ Thời Giáo, lấy cách phân chia của Huệ Quán làm tông chỉ. Nói tóm lại, học Phật cũng không khác gì học y khoa hay một ngành khoa học khác, cũng phải đi dần dần từng bước để lãnh hội. Không nên lấy trường hợp cá biệt của Lục Tổ Huệ Năng để làm mẫu điển hình cho tất cả mọi phương thức tu tập, học hỏi về giáo lý Phật Giáo. Nếu Trần Chung Ngọc chưa tin tôi, xin ngài cứ tham khảo cuốn Bản Đồ Tu Phật của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa. Cuốn sách này hướng dẫn cho hành giả những con đường và phương pháp tu hành khác nhau, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Hơn nữa, ngay trong thực hành tu chứng của Phật Giáo Đại Thừa, quả vị Bồ Tát cũng có mười cấp bậc từ thấp đến cao (thập địa = hoan hỉ địa, ly cấu địa, phát quang địa, diệm huệ địa, nan thắng địa, hiện tiền địa, viễn hành địa, bất động địa, thiện huệ địa, pháp vân địa). Rõ ràng tu tập hay học thuật Phật Giáo cũng tuần tự nhi tiến như các môn học khác và cũng đòi hỏi sự tích lũy kiên trì các hiểu biết của hành giả. Chỉ có sự khác biệt trong cứu cánh giữa việc tu tập và học thuật: cứu cánh của việc tu tập là giác ngộ, thành Phật và cứu cánh của học thuật là hiểu biết.

Trần Chung Ngọc khi biện hộ cho Thiền Tông một cách ấu trĩ lại đưa ra lý luận như sau:

Thứ nhất, chúng ta không nên lẫn lộn văn tự với ngôn ngữ.

Thứ nhì, câu "bất lập văn tự" không thể tách rời ra khỏi 4 câu tả tôn chỉ của Thiền Tông. Tách riêng nó ra rồi "y tự giải nghĩa" thì nó trở thành vô nghĩa ... Bốn câu trên chỉ nói lên sắc thái của một pháp môn đặc biệt trong Phật Giáo.

Thứ ba, không nên hiểu "bất lập văn tự" là "không làm ra văn tự" hay "không dùng đến văn tự".

Thứ tư, trong Phật Giáo người ta không quan tâm nhiều đến những sự kiện như những nhân vật Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Huệ Năng sinh ngày nào, sống bao nhiêu tuổi, có thật hay không có thật, mà thực sự quan tâm đến những câu truyện về các nhân vật trên dùng được vào việc gì trong vấn đề tu tập (Sđd:tr. 133-134).

Không hiểu ngài Bồ Tát Trần Chung Ngọc ăn học ra sao mà lại khẳng định rằng "chúng ta không nên lẫn lộn văn tự vđi ngôn ngữ" Vậy ý ngài muôn nói văn tự khác với ngôn ngữ? Vậy văn tự là gì? Xin ngài chỉ bảo thêm về lý thuyết tân ngôn ngữ học này. Trần Chung Ngọc cố’ gắng vớt vát bằng cách nói thêm: "Không nên hiểu bất lập văn tự là không làm ra văn tự hay không dùng đến văn tự. Hiểu như vậy là hiểu rất hời hợt về ỷ nghĩa của câu này nằm trong toàn bộ 4 câu tả tôn chỉ Thiền Tông". Nếu hiểu như vậy là hời hợt sao Trần Chung Ngọc không cung cấp luôn cái hiểu "sâu sắc" của ông cho bàng dân thiên hạ chiêm ngưỡng. Ngay cả việc dùng chữ "hiểu" đã là trái vđi tinh thần Thiền Tông rồi chứ đừng nói gì đến hiểu sâu sắc hay hiểu hời hợt. Cứu cánh cuối cùng của Thiền là giác ngộ, không phải là hiểu biếtẵ Tôn chỉ của Thiền là nhìn thẳng vào thực tính, không phải cái hiểu mang tính duy trí (intelellec- tual) . Suzuki viết: "Không thể dùng trí suy luận thường mà hiểu được là câu nói thường gặp luôn trong văn học Phật Giáo"(4). Tham vân về tâm, một ông tăng hỏi: "Rốt cuộc thế nàô là tâm?” Sư đáp: "Tâm" - ''Bạch, con không hiểu". Sư đáp lại liền: "Thầy cũng không hiểu"(5). Vậy thì khi Trần Chung Ngọc trách tôi "hiểu hời hợt" ý ông cho rằng ông hiểu "sâu sắc" hơn tôi. Tạm cho là vậy đi. Nhưng vấn đề này có thể đưa ông vào tuyệt lộ: nếu ông lương thiện trí thức thì hãy trình bày minh bạch cái kiến giải "sâu sắc" của ông ra. Còn nếu ông đã trình bày được thì cái "hiểu" đó cũng phản lại tinh thần Thiền Tông nốt, vì Thiền đâu phải đặt ra để "hiểu". Ông không thể thoát ra khỏi song quan luận (dilemma) này được. Bản thân D.T. Suzuki đã khẳng định: "Muốn hiểu Thiền cần phải có kinh nghiệm chứng ngộ (satori), không có chứng ngộ không thể thấu hiểu chân lý Thiền (To understand Zen, it is essential to have the experience known as satori, for without it one can have no insight into the truth ofZen)(6). Vậy nếu Trần Chung Ngọc chưa đạt đến trạng thái chứng ngộ (satori) thì ngài cũng chưa thể tự nhận là hiểu được chân lý nội chứng của Thiền như ngài cố gắng chứng minh cho tôi và Như Hạnh thấy.

(4) D.T. Suzuki, Thiền Luận, bản Việt Trúc Thiên dịch, n.x.b TP HCM. 1992, quyển thượng, tr. 192.
(5) Sđd, tr.161.

 

Về quan điểm thứ tư của ông: “trong Phật Giáo người ta không quan tâm nhiều đến những sự kiện...” như câu tôi trích dẫn ở trên cho thấy ông vẫn tiếp tục lẫn lộn hai khu vực khác nhau: nghiên cứu Phật học và thực hành Phật pháp. Nếu thực hành Phật pháp thì có thể chẳng cần quan tâm đến việc Bồ Đề Đạt Ma có thực sự sang Trung Hoa hay không nhưng nhà nghiên cứu Phật học bắt buộc phải căn cứ các phán đoán của mình vào các sự kiện có thể kiểm chứng được. Điều này tôi đã nói quá rõ trong cuốn sách của mình nhưng ngài cố tình không chịu hiểu. Nhất Hạnh có thể chẳng cần biết đến Lâm Tế là ai, nhưng khi ngài tuyên bố ngài là Thiền sư dòng Lâm Tế đời thứ 47 thì nhà nghiên cứu Phật học có quyền thắc mắc về vấn đề lịch sử truyền đăng này. Tôi sẽ bàn đến thể loại đăng sử (lamp

 

(6) Trích theo nhật ký của Suzuki in lại trong A Zen Life: D.T. Suzuki Remembered (New York and Tokyo: Weatherhill. 1986,) do Masao Abe biên tuyển, tr. 27.

history) trong một cuốn sách khác. Nói tóm lại, Trần Chung Ngọc đã xuyên tạc hầu hết các lập luận của tôi trong cuốn sách phê bình Giao Điểm và đưa ra những luận điệu phản trí thức, vô căn cứ như tôi đã phân tích trong bài.

Sau khi đã tiến hành xuyên tạc các lập luận của tôi và làm ra vẻ công tâm muốn biện giải cho rõ những vấn đề học thuật, Trần Chung Ngọc xoay qua bắt bẻ các thí dụ của tôi. Thí dụ là gì? Là lấy việc này để nói đến việc khác. Bắt bẻ chính cái ví dụ thì buồn cười chẳng khác gì tìm sao dưới nước, bắt cái trên cây. Trần Chung Ngọc khi bị Nguyễn Văn Chức chê dịch sai vài thuật ngữ thì nổi nóng cho rằng “tâm” của Nguyễn Văn Chức “nhỏ hẹp”. Còn ông đi bắt bẻ một cái ví dụ thì chắc “tâm” của ông lớn rộng hơn chăng? Mà tôi đâu có nói gì sai? Khi tôi viết: "...thể hiện một thái độ hỗn xược của những anh thợ điện đòi phê phán Einstein bằng cách hỏi Einstein có biết sửa cầu chì trong nhà không” thì Trần Chung Ngọc phê: "Câu này đã để lộ cái dỏm của ông DND. Không hiểu rõ về khoa học mà lại đòi ví von về khoa học” (sđd: tr. 137). Ông lại bộc lộ một thái độ hống hách mà ông kết án ở bản thân tôi. Ý ông cho rằng chuyên môn của tôi không phải là khoa học như ông nên không có quyền dùng các ví von về khoa học. Tôi biết ông học vật lý thì dĩ nhiên trình độ vật lý phải giỏi hơn tôi. Nhưng để hiểu câu ví dụ của tôi thì có cần xách cặp đi học vật lý cao cấp thì mới hiểu nổi hay không? Anh thợ điện trình độ thấp lại đi bắt bẻ, đánh đố một thiên tài toán học, cũng giống như biết đàn vài ba nốt nhạc đã dám chê bai André Ségovias. Ý của tôi bình dân đấy chứ, đâu có gì sai trái khiến cho Trần Chung Ngọc phải đay nghiến cả một trang dài (nguyên trang 138) như thế? Vả lại, nếu tôi không có quyền nói về khoa học thì sao ông có quyền nói về triết, về Phật học là chuyên môn của tôi, của Như Hạnh, của các nhà Phật học?

Trần Chung Ngọc viết: "Tiện đây tôi đi thêm một chút về lý luận: cái lập luận mà ông nhắc đi nhắc lại chỉ để phô trương kiến thức. Nhưng cái kiến thức này chỉ là vay mượn, vay mượn từ các sách vở, vay mượn từ các giáo sư...” (sđd: tr. 117). Sao ông có thể hạ bút viết một câu sáo ngữ rẻ tiền, chẳng có một chút suy nghĩ nào như thế? Đi học thì không vay mượn kiến thức từ sách vở, từ giáo sư thì còn làm gì khác, ít ra là trong giai đoạn đầu? Ông thường nhắc đến khái niệm “văn hóa dân tộc” vậy sao không nhớ câu “Không thầy đố mày làm nên”. Không học thầy, sách vở, còn học ai, đâu? Chính vì chẳng có thầy, cũng chẳng căn cứ vào tư liệu, sách vở nào nên ông mới viết bậy, viết bạ như trên. Vả lại, ông có chắc rằng mọi ý kiến ông nghĩ ra được đều không thoát thai từ sách vở đi trước không? Xin ông hãy cung cp cho tôi một ý tưởng mà chính ông nghĩ ra được về vật lý học mà trưc ông chưa ai nghĩ ra. Trong cuốn sách ông viết để công kích Đức Giáo Hoàng và Thiên Chúa Giáo, ông đã trích dẫn sách vở rất nhiều. Vậy bây giờ có người chửi ông là “trích dẫn chỉ để phô trương kiến thức” thì ông trả lời ra sao? Lúc nào thì chúng ta có thể phân biệt được là tác giả không cố tình phô trương kiến thức? Vấn đề là kiến thức có đúng hay không, còn chuyện phô trương hay không phô trương không phải là một điểm chính để bàn luận.

Ông trách tôi bênh vực Như Hạnh mà chửi rủa ông, nhưng chính ông cũng bênh vực Nhất Hạnh và đay nghiến tôi. Thôi chúng ta huề nhé. Nhưng trước hết hãy xem cách ông bênh vực Nhất Hạnh như thế nào:

Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh có nhiều ngàn đệ tử khắp năm châu trong đó số Ph.D vứt đi không hết? Tại sao sách của thầy lại là “best seller ”? Tại sao Thiền sư Nhất Hạnh được các tổ chức Phật Giáo trong các nước Phật Giáo như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, mời sang thuyết pháp mà các tổ chức nàykhông mời một ông Ph.D từ Harvard ra biết đủ các ngôn ngữ Phật Giáo sang thuyết trình về Thiền Tông? Tại sao mỗi khóa tu Thiền của Nhất Hạnh ở bất cứ nơi nào trên thê' giới cũng có hàng trăm, nhiều khi hàng ngàn người đến học? Phải chăng ông DND đã lấy cái trí tuệ lập lòe như con đom đóm trong đêm tối của mình để chê bai ánh sáng của vầng thái dương? (Sđd: tr.132).

Đúng là não trạng của mấy anh chàng trót theo học ngành khoa học tự nhiên nên mới chứng minh giá trị của một người căn cứ trên số lượng tín đồ hay đệ tử đông đảo của người đó. Vậy thì tín đồ của Nhất Hạnh đã đông bằng tín đồ của Thanh Hải chưa? Đông tín đồ thì đã chứng minh được cái gì nào? Còn về chuyện “best seller” thì sách Nhất Hạnh làm sao bì được với sách và phim ảnh khiêu dâm, bạo lực? Mấy loại đó bán chạy hơn nhiều. Cũng như nếu một ngàn người thích Chế Linh, Giang Tử thì may ra chỉ có một người khoái nghe Lobo. Số lượng đông đảo chẳng chứng minh gì cả. Phim Jurassic Park phần 2 đang chiếu ở Mỹ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy con khủng long làm bằng máy vi tính cũng làm cả nước Mỹ lên cơn sốt, chen nhau đi xem hơn đi nghe Nhất Hạnh thuyết pháp nhiều. Khi Hitler lên cầm quyền, cả nước Đức toàn những đầu óc siêu việt cũng mù quáng chạy theo vậy. Ngay cả thông minh như Heidegger mà cũng u mê tin tưởng vào một anh chàng Hitler học dốt hơn mình nhiều. Mà đâu phải chỉ theo hàng trăm, hàng ngàn như theo Nhất Hạnh, mà cả triệu tín đồ Quốc Xã. Giáo phái Aum ở Nhật có cả các bác học vật lý hạt nhân là tín đồ, trong khi giáo phái này đã gây ra vụ thảm sát ở một ga xe điện ngầm và giáo chủ đã bị bắt. Trong nước Mỹ hiện nay có hàng chục giáo phái điên rồ (Đền Mặt Trời, Thiên Môn...) cũng vẫn có tín đồ toàn là người có ăn học đi theo vậy. Chuyện đông tín đồ có thể giải thích bằng nhiều cách, nhưng nó càng chứng minh cho lập luận của tôi: chẳng lẽ ra nói chuyện với quần chúng về Thiền, một nhà Phật Học lại tỉ mỉ phân tích nguồn gốc cấu tạo của Cảnh Đức Truyền Đăng Lục hay tỏ ra nghi ngờ sự tồn tại của Lục Tổ Huệ Năng?

Chắc quần chúng sẽ chán chẳng muốn nghe những sự kiện như vậy. Nhưng nếu nói những câu mà họ thích nghe như: “Thiền rất đơn giản”. “Ai cũng là Phật sống”. “Tu tại tâm”, “tâm bình thế giới bình”... thì có cơ may thành công sẽ có nhiều người ùn ùn vác chiếu, bỏ vợ, bỏ con đi theo ngay. Trần Chung Ngọc đã chất vấn tôi như vậy, tôi cũng xin hỏi ngược lại: tôi đã đi dự nhiều hội thảo Phật học nhưng có bao giờ nghe ai nhắc đến tên Nhất Hạnh đâu. Không phải các nhà Phật học coi thường Nhất Hạnh nhưng họ phân biệt rõ hai lãnh vực: Nhất Hạnh là một thiền sư, một hành giả tu Thiền, nên ông không có nhiệm vụ phải nói đúng về một chi tiết lịch sử nào đó trong Thiền Tông, còn họ là những nhà Phật học, điều họ nói, hay viết ra trên các tạp chí chuyên môn, sẽ bị phê bình gắt gao bởi các đồng nghiệp khác trên thế giới, nên họ luôn luôn thận trọng. Họ là người của thư viện, của sách vở, họ chẳng bao giờ nghĩ đến việc mình là Phật hay Bồ Tát, mà chỉ cắm cúi đọc Dharmakirti, Bhavaviveka, Nagarjuna, Tsongkhapa v.v... Những người như vậy làm sao có tín đồ, có quần chúng theo đuôi? Còn nếu căn cứ trên số lượng tín đồ để quy định phẩm chất của một người thì Nhất Hạnh so sánh được với Đức Giáo Hoàng hay không? Mỗi năm tôi dạy gần một ngàn sinh viên về Tôn Giáo Học và Lịch sử Tư Tưởng Phương Đông (tại khoa Đông Phương, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Sài Gòn), vậy chỉ cần mười năm tôi cũng có gần mười ngàn đệ tử vậy? Trần Chung Ngọc rõ ràng đã lý luận quá ấu trĩ.

Tôi viết đến đây đã khá dài và hi vọng đã trả lời đầy đủ các lập luận xuyên tạc của ông Trần Chung Ngọc nhằm công kích tôi. Chắc chắn tôi chỉ làm ông tức giận hơn mà thôi. Tôi chỉ thành thật khuyên ông một câu: nếu ông thật sự đấu tranh cho văn hóa dân tộc (tôi không bao giờ có ý tưởng cao quý đó) thì phải thận trọng tránh công kích, gây chia rẽ tôn giáo, tạo nén sự kỳ thị, thù ghét lẫn nhau giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Cuộc bút chiến giữa cá nhân ông và cá nhân tôi (hai con người chưa bao giờ biết mặt nhau) có thể chỉ là đốm lửa nhỏ trong một cánh rừng hoang vắng, nhưng biết đâu… một tình cờ của lịch sử…? Chính ông phải mang tội với lương tâm của mình và chịu trách nhiệm trước lịch sử về những chuyện có thể xảy ra cho hai tôn giáo ở Việt Nam. Còn nếu ông tiếp tục muốn tranh luận với tôi về các vấn đề Phật Giáo, tôi xin sẵn lòng bồi tiếp ông bất cứ lúc nào.

--------------------------------

(1) Minh Chiếu, Truyện cổ Phật Giáo, tập II Thành Hội Phật Giáo TP HCM, 1992, tr. 104-106.

--------------------------------



Sách Hiếm