Translate this page: English French German Spanish Vietnam

NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC
TRÍ THỨC PHẬT GIÁO
TRONG NHÓM
GIAO ĐIỂM HOA KỲ
Gs. DƯƠNG NGỌC DŨNG


Sách Hiếm


Chương 4

Phê bình bài viết
“Phật Giáo với Giáo Hoàng”
của Trần Văn Kha

4.1. Trong toàn bộ bài viết của tác giả Trần Văn Kha, tôi chỉ thấy một câu duy nhất đúng: “Viết về một điều mình không biết càng làm cho mọi người đọc thây rõ là mình không biết” (sđd:110). Câu này hoàn toàn thích hợp để mô tả trình độ kiến thức của chính Trần Văn Kha.

Trần Văn Kha, cũng như hầu hết trí thức Việt Nam khi bàn về Phật Giáo, điển hình là các bút trong nhóm Giao Điểm, khởi sự bênh vực cho Phật Giáo từ những thuyết minh hết sức thô thiển về giáo lý Phật Giáo. Tôi xin trích dẫn hết ra đây và phê phán một lượt :

Đức Phật cho rằng Đời là Khổ, Sinh-Lão- Bịnh-Tử là khổ. Muốn thoát khổ, phải tu đề trở thành Phật. Đức Phật có nói: “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành. Nghĩa là ơi cũng có Phật Tính cả. (sđd: 79).

Nếu định nghĩa giáo lý Phật Giáo như Trần Văn Kha nói trên, và hiểu chữ “khổ” một cách thiển cận như vậy thì không có cách mô tả Phật Giáo nào tốt hơn là cách mô tả nhìn Phật Giáo là một tôn giáo bi quan hạng nhất, như nhiều gia Tây Phương đã nghĩ về Phật Giáo như  vậy. Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam cũng biểu hiện cách hiểu Phật Giáo theo kiểu Trần Văn Kha: “đời là bể khổ”, “nước mắt chúng sinh nhiều hơn bốn đại dương”, “khổ hải vạn trùng san” ..v.v... Có thể nói hầu như tâm thức người Việt đã chấp nhận đây là định nghĩa duy nhất về đạo Phật, nên bất cứ khi nào gặp sự cố bất như ý trong cuộc đời đều thở dài phát biểu: “Phật dạy rất đúng. Đời là bể khổ. Giàu cũng khổ mà nghèo cũng khổ. Có vợ cũng khổ mà mất vợ cũng khổ... v.v..”. Tôi đã bàn về ý nghĩa chữ “khổ” (Pali: dukkha) trong bài viết phê bình Hoàng Hà Thanh nên không lập lại ở đây nữa. Nói một cách tóm tắt, chỉ có thể đánh bạt được luận điệu cho rằng Phật Giáo bi quan yếm thê bằng một hiểu biết đúng đắn về khái niệm dukkha trong Pali tạng.

Điểm thứ hai: Phật không bao giờ phát biểu câu “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trong kinh tạng Pali. Đây là một sáo ngữ có nguồn gốc khá phức tạp trong lịch sử tư tưởng Phật Giáo, nhưng không hề xuất hiện trong bốn bộ Nikayas hay Y Hàm. Nếu dùng câu này trong ngữ cảnh phiếm luận, trà dư tửu hậu, thì còn có thề chấp nhận. Người học Phật nghiêm túc không thể trích dẫn một cách tùy tiện như vậy. Thật sự có rất nhiều câu nói được gán ghép cho Đức Phật, nhưng do chúng ta nghe quá quen tai nên không hề biết rằng đa số những câu quen thuộc như vậy lại không hề có nguồn gốc trong Kinh Tạng. Câu “ai cũng có Phật Tính” (chúng sinh giai hữu Phật tính) cũng có một nguồn gốc phức tạp trong văn học Đại Thừa (đặc biệt là Thiền Tông) nhưng không tồn tại trong tạng Pali. Trong bài viết của Trần Văn Kha, Đức Phật bị gán ghép cho rất nhiều câu nói như vậy. Ví dụ Trần Văn Kha viết: “Đức Phật có nói: Tâm Bình Thế Giới Bình” (sđd: 106). Câu này nghe qua có vẻ rất... Phật Giáo nhưng chưa hề xuất hiện trong cuốn kinh nào cả.

Kiến thức về Phật Giáo của Trần Văn Kha kém đến nỗi ngay cả những thuật ngữ quen thuộc nhất của Phật Giáo cũng không biết. Tác giả viết:

Sau đây là nhận định của Tổ Huệ Năng về vấn đề “Không Lưu Luyến” (non-attachment) mà Giáo Hoàng gọi là “Tách Rời” (detachment) (sđd:86).

Non-attachment trong Phật Giáo có nghĩa là Vô Trước hay Vô Chấp (không bị chấp trước, chấp thu vào bất cứ quan điểm hay trạng thái đeo ghì bám níu vào một sự vật gì). Tiếng Phạn là anupadana. Còn danh từ “detachment” mà dịch thành “tách rời" thì rõ ràng Trần Văn Kha cũng nên đi học lại ESL. Trong câu văn rõ ràng tác giả đã biết “detachment” đồng nghĩa với non- attachment” mà không hiếu sao lại dịch ra trật lấc như vậy.

Trần Văn Kha trích dẫn Huệ Năng mà không hề cho xuất xứ ở đâu ra. Nhưng Huệ Năng, tổ dòng Thiền Nam Tông nổi tiếng là phá chấp, bài lập văn tự, phùng Phật sát Phật, Phùng Tổ sát Tổ mà lại phát biểu những câu sặc mùi Thượng Tọa Bộ như “Ba thứ thuốc độc, Tham, Sân, Si sẽ biến đổi thành hạnh kiểm tốt, kỷ luật luân lý” (sđd: 86). Pháp Bảo Đàn Kinh được hai ba lần dịch sang Việt ngữ. Một nhà “Phật Học” như Trần Văn Kha chẳng lẽ không có để sử dụng? Tôi chắc chắn rằng tác giả đọc bản tiếng Anh The Platform Sutra nhưng do trình độ tiếng Anh quá bết bát nên mới diễn giảng sai ra như thế. Có lẽ không có danh từ nào nghịch với tinh thần Huệ Năng hơn là mấy từ “kỷ luật luân lý” hay “hạnh kiểm tốt”.

4.2. Chỉ vài thí dụ nêu trên cũng đủ để thấy trình độ hiểu biết Phật Giáo của Trần Văn Kha đến đâu, nên tôi sẽ không mất thì giờ với tác giả này nữa. Tôi sẽ bàn đến phương pháp tiến hành phê phán Thiên Chúa Giáo và bênh vực cho Phật của tác giả, vì đây là trọng tâm, không những của Trần Văn Kha mà là của chung các tác giả Giao Điểm, tập trung trong cuốn sách này. Phương pháp này tiến hành như sau:

a. Khi phê phán Thiên Chúa Giáo, thu lượm tất cả các dữ kiện xấu xa, tiêu cực về sự hoạt động của các linh mục, tu sĩ, Giáo Hoàng trong thực tế, thỉnh thoảng chen vào trích dẫn Kinh Thánh một cách lệch lạc, ngu xuẩn nhằm mục đích chế riễu, nhạo báng.

b. Khi bênh vực Phật Giáo thì lại đứng trên bình diện lý thuyết và lý tưởng.

Như vậy phương pháp so sánh là gian lận và nếu không gian lận thì bất công. Người Thiên Chúa Giáo có thể làm ngược lại. Chúng ta cần minh định rõ những vấn đề lý luận như sau:

Một số người Việt ăn cắp không có nghĩa là tất cả người Việt đều ăn cắp và càng không có nghĩa tổ tiên người Việt có bản chất trộm cắp. Đây là một nguyên tắc lý luận rất thông thường. Người Thiên Chúa Giáo có thể thấy một số ông sư gian dâm, làm bậy, ăn tục, nói phét, nhưng không thể đồng hóa những tu sĩ phi luân này với chính Phật Giáo. Phương pháp suy luận dựa trên những tổng quát hóa vội vã (hasty overgeneralizations) này không có sức thuyết phục. Nếu chúng ta tìm ra 400 ông linh mục phạm tội hiếp dâm. Tòa Thánh Vatican có thể tìm ra 4000 linh mục sống hết sức thánh thiện. Không thể kết án cả một tôn giáo căn cứ trên các phần tử xấu nhất của tôn giáo đó. Cũng giống như một nhà xã hội học, muốn tìm hiểu về trình độ văn hóa của người Việt lại chỉ tập trung phỏng vấn gái mãi dâm và ma cô đứng đường. Tại sao chúng ta không làm ngược lại? Tôi bảo đảm nếu chúng ta tiến hành khảo sát đạo Thiên Chúa theo phương pháp chỉ chọn những phần tử ưu tú nhất, tốt đẹp nhất làm mẫu thì chúng ta sẽ có một bức tranh hoàn toàn ngược hẳn lại. Nhưng dĩ nhiên cả hai bức tranh, một bức tô đen và một bức tô hồng, đều phiến diện và không phản ảnh sự thật.

4.3. Và khi ca tụng Phật Giáo, Trần Văn Kha lại đưa ra những bằng chứng rất chung chung; toàn là những ý kiến chủ quan ghép cho Phật Giáo, không hề có một điều tra xã hội học nào nghiên cứu đời sống tăng ni trong các già lam, tự viện, chùa chiền, thậm chí ngay về mặt kiến thức giáo lý Phật Giáo, cũng hoàn toàn không có căn bản. về phương diện thực tiễn tu tập trong giới Phật Giáo, tôi chưa hề thấy một điều tra xã hội học đơn giản, chắng hạn như tìm hiểu bao nhiêu tăng ni thực sự ăn chay, bao nhiêu tăng ni hoàn tục, bao nhiêu tăng ni phải vào chùa, không phải vì lý do tôn giáo, mà vì một lý do khác (chồng bỏ, ly dị, cô đơn, nghèo, không nơi nương tựa... ). phương thức tu tập như thế nào, chính thống hay không chính thông, tiền bá tánh cúng dường sử dụng vào những mục đích gì, có phù hợp với chính pháp không, tỉ lệ các tì kheo giữ gìn đầy đủ 250 giới luật là bao nhiêu, các sư sãi sinh sông bằng cách nào, quan hệ của giới tăng ni với chính quyền, nhà nước ra sao, phẩm trật, tước vị trong Giáo Hội được ban tặng theo các tiêu chuẩn nào... v.v.. Rất nhiều vấn đề xã hội học thú vị nhưng không ai tiến hành nghiên cứu. Làm sao chúng ta có thể nói là đã am hiểu Phật Giáo như một thực tiễn sinh hoạt trong xã hội được trong khi chưa hề có những công trình nghiên cứu cụ thể? Tất cả chỉ dựa vào một vài kinh nghiệm cá nhân hết sức hạn hẹp, rồi tổng quát hóa lên theo trí tưởng tượng của mình về phật Giáo.

Hoàng Hà Thanh trong cùng tập sách với Trần Văn Kha viết: “Tôi sẽ hãnh diện chiếu cho luật sư coi một cuốn phim video cho thấy các vị tăng Phật Giáo hoạt động trong các trại cùi (sđd:165). Người Thiên Chúa Giáo cũng sẽ “hãnh diện” chiếu lại cho Hoàng Hà Thanh xem một trăm cuốn phim về các bà sơ làm việc trong các bệnh viện cùi, và phim của họ chắc chắn có chất lượng tốt hơn phim của Hoàng Hà Thanh nhiều, vì Giáo Hội Thiên Chúa chắc chắn là giàu sang, thế lực hơn giáo hội Phật Giáo. Chuyện phim ảnh chẳng có nghĩa lý gì ở đây cả. Như tôi đã chứng minh, lối lý luận chỉ căn cứ vào những trường hợp cá biệt, cụ thể rất nguy hiểm, vì đối phương sẽ mau chóng tìm ra các trường hợp ngược lại để phản chứng.

Hơn nữa, Phật Giáo, cơ bản là trong truyền thống Thượng Tọa Bộ, chủ trương xa lánh thế gian vào rừng để tu tập thiền định, vì mục đích tối cao của Phật Giáo nguyên thủy là nhập Niết Bàn, thoát ly sinh tử, chấm dứt luân hồi, nhưng Phật Giáo, theo truyền thống Đại Chúng Bộ đã phản ứng lại với quan niệm khe khắt này và tách ra lập thành bộ phái riêng. Tôi chỉ đơn cử tình trạng ở Việt Nam trước 75: phong trào Thanh Niên Gia Đình Phật Tử chính là do ảnh hưởng phong trào Hướng Đạo của Thiên Chúa Giáo mà lập ra. Việc sinh hoạt nhập nhằng với xã hội thế tục bên ngoài như vậy, không hề có trong sinh hoạt tu tập trong thời kỳ của Đức Phật. Sự vay mượn qua lại trong sinh hoạt tôn giáo giữa các tôn giáo là chuyện bình thường trong lịch sử phát triển tôn giáo, nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh, Phật giáo trong thời kỳ nguyên thủy, như dược phản ảnh trong Pali Tạng không hề đặt ra mục tiêu quan hệ với xã hội chung quanh, vì cứu cánh tối cao vẫn là giải thoát cá nhân theo con đường tu tập thiền quán, hành trì giới luật do Đức Thế Tôn đã lập ra.

Tại sao chúng ta cứ bênh vực cho Phật Giáo cách phi lịch sử, bằng cách cứ khăng khăng phủ nhận Phật Giáo khônp hề có quan điểm “xuất thế”? “Xuất thế” thì đã sao? Thì có gì là xấu? Tại sao “nhập thế” lại cao hơn “xuất thế”? Chúng ta quên rằng quan niệm “nhập thế” chủ yếu là của Thiên Chúa Giáo hay sao? Như vậy chứng minh Phật Giáo cũng có tinh thần “nhập thế” để làm gì? Để ngang bằng với Thiên Chúa Giáo, một tôn giáo mà các tác giả Giao Điểm hết lời chưởi rủa? Tại sao chúng ta lại “hội nhập” Phật Giáo với những điều xa lạ với nó, chắng hạn chứng minh rằng Phật Giáo phù hợp với khoa học hay Phật Giáo có tinh thần “nhập thế”? Tôi sẽ chứng minh trong một bài viết khác là Phật Giáo nhập thế (Socially Engaged Buddhism) của Nhất Hạnh và Ambedkar (Ân Độ) hiện nay là phát sinh từ ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo.

Tôi không hề bài bác Phật Giáo như một lý tưởng tôn giáo. Tôi muốn nhìn Phật Giáo là Phật Giáo, không hề bị các thành kiến, ảo tưởng, bóp méo nó thành một cái gì xa lạ, khác hẳn với nội dung giáo lý được trình bày trong Kinh Tạng, cả Tiếu Thừa lẫn Đại Thừa. Nhưng thật ra trong quá trình tiến hóa tại Ấn Độ, Tây Tạng, Đông Á và Đông Nam Á, Phật Giáo đã khoác rất nhiều gương mặt lịch sử khác nhau. Nhiệm vụ của một sử gia tôn giáo là xác định các chân dung thay đổi đó, và cảnh cáo những người lẫn lộn sự phát triển, vận động thực sự của tôn giáo đó trong lịch sử và lý tưởng do tôn giáo đó đề ra, và theo đuổi như được phản ánh trong kinh điển. Đó là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.

 


Sách Hiếm