Chương 9
Phê bình bài viết
“Phê bình những phê bình về các tôn giáo dân tộc”
của Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm)
9.1. Mục tiêu của chương này là phê bình bài viết “Phê Bình Những Phê Bình về Các Tôn Giáo Dân Tộc” của Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm) đăng trong tạp chí Triết số 2 tháng 6 năm 96 do Nguyễn Hữu Liêm làm chủ nhiệm. Đây là một điều kỳ lạ vì Lý Khôi Việt thuộc nhóm Giao Điểm, nhưng khi chúng ta đi vào các bài viết của bản thân Nguyễn Hữu Liêm là người điều hành trực tiếp tạp chí Triết, chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên nữa: bản thân Nguyễn Hữu Liêm cũng như Lý Khôi Việt hay Trần Chung Ngọc cùng chia sẻ những hằn học, đố kỵ nói chung với những trí thức được đào tạo chuyên môn trong lãnh vực của họ và cũng có thái độ sùng bái sự thông kim bác cổ, không hề đi học, nhưng thích lập thuyết dạy dỗ cho toàn thể nhân loại.
Theo chính tiểu sử tự khai của Lý Khôi Việt đăng trong tạp chí triết nói trên, thì tác giả tức là Lê Hiếu Liêm có bằng tiến sĩ Luật Khoa tại Sorbone, nhưng trong quyển Đối Thoại Với Đức Giáo Hoàng tác giả lại tự xưng có bằng Ph.D tại đại học California. Thế nghĩa là thế nào? Hay tác giả Lý Khôi Việt muốn nói mình có cả hai bằng? Riêng tôi thì tôi không tin Lý Khôi Việt có một mảnh bằng nào cả, đơn giản chỉ vì những thái độ gian trá và lập luận ngu xuẩn đầy rẫy trong các bài viết của Lý Khôi Việt không thể là của một người được ăn học ở trình độ cao như vậy.
Vấn đề chôm chĩa đạo văn của Lý Khôi Việt, tôi có thể đề cập ngay từ đầu cuốn sách này, nên không cần nhắc lại nữa. Các lập luận ngu xuẩn của Lý Khôi Việt thì cũng tràn ngập trong các bài viết của tác giả và tôi sẽ nói ngay đến điềm ngu xuẩn đầu tiên: khái niệm “Tôn giáo dân tộc”.
9.2. Thế nào là tôn giáo dân tộc? Khi chúng ta dùng thuật ngữ này chúng ta muốn nói đến (1) tôn giáo nảy sinh và phát triển ngay trong một quốc gia hay (2) tôn giáo được quốc gia đó chọn làm quốc giáo hay (3) tôn giáo có mặt tại quốc gia đó? Trong trường hợp thứ nhất ta có Phật giáo Ấn Độ, Khổng giáo và Lão giáo Trung Hoa, Thần Đạo (Shinto) Nhật bản, Hồi giáo của Á Rập, Do Thái giáo ở Trung Đông. Trong trường hợp thứ hai ta có Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Tích Lan, Phật giáo Nhật Bản (trong một số thời kỳ lịch sử), Phật giáo Trung Quốc (trong một số thời kỳ lịch sử). Trong trường hợp thứ ba nếu chỉ nói về Việt Nam thì Phật giáo, Khổng giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa, Tin Lành, đạo Dừa, tất cả đều có thể được xem là tôn giáo dân tộc, đơn thuần vì có tín đồ theo các tôn giáo nói trên tại Việt Nam. Không hiểu căn cứ trên lý do gì Lý Khôi Việt chỉ bằng lòng cho phép Cao Đài, Hòa Hảo, và Phật giáo Việt Nam là tôn giáo dân tộc? Lý Khôi Việt viết:
Đạo Cao Đài như là một tôn giáo Việt Nam, thuần túy Việt Nam, chân chính Việt Nam (Triết số 2, bđd: 120).
Đạo Cao Đài với hình thức tổng hợp Tây Tàu thờ cả nhà thơ Lý Bạch (do hiểu lầm đây là Thái Bạch Kim Tinh, một nhân vật trong truyện Phong Thần), nhà văn Victor Hugo, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, và tất cả các nhân vật này không ai có nguồn gốc Việt Nam hết. Tại sao có thể cho rằng đạo Cao Đài là một tôn giáo thuần túy Việt Nam? Ngay cả việc căn cứ trên số tín đồ và chùa chiền, đạo Cao Đài cũng chưa chiếm được tỷ lệ cao như tín đồ Công giáo chứ đừng nói là so sánh với Phật giáo, thì làm sao có thể khẳng định đây là một tôn giáo đặc sắc riêng biệt của dân tộc Việt Nam? Về mặt độc đáo không giống bất kỳ tôn giáo nào có lẽ đạo Dừa còn cao hơn đạo Cao Đài. Nếu có một nghi lễ tôn giáo nào phổ biến nhất tại Việt Nam thì chắc chắn đó là đạo thờ cúng tổ tiên, nhưng đây cũng là sự vay mượn văn hóa Trung Hoa, không phải sáng tạo, đặc thù của dânViệt. Còn Phật giáo Hòa Hảo cũng là hình thức vay mượn, tổng hợp, từ tôn giáo Trung Quốc, khái niệm Phật Di Lặc sẽ xuất hiện vào thời mạt pháp để thiết Hội Long Hoa (tôi sẽ phân tích kỹ hơn về Phật giáo Hòa Hảo trong một quyển sách nhỏ bàn về Phật Di Lặc trong truyền thống Đông Á) và giảng giáo lý Đại Thừa (xem Di lặc Tôn Kinh, bản dịch của Vũ Xuân Tăng, đây là kinh điển quan trọng nhất của Phật giáo Hòa Hảo). Không thể khẳng định đây là tôn giáo thuần túy Việt Nam. Nhưng thế nào là thuần túy Việt Nam thì Lý Khôi Việt không hề đề cập đến hay phát họa chân dung cho chúng ta thấy. Chắc chắn triết gia Nguyễn Hữu Liêm, chủ nhiệm tạp chí Triết, không thể đồng ý với Lý Khôi Việt vì theo Nguyễn Hữu Liêm “một con người Việt Nam xứng đáng như là một khái niệm về con người Việt Nam” vẫn chưa xuất hiện (Triết số 2, bài “Về sự thể chưa hoàn tất của một con người Việt Nam” của Nguyễn Hữu Liêm, trang 3). Trước khi khẳng định một tôn giáo nào đó có thuần túy phản ánh được tinh hoa, bản chất văn hóa Việt Nam, Lý Khôi Việt phải cho chúng ta biết cái bản chất hay tinh hoa văn hóa Việt Nam là cái gì rồi chúng ta mới có thể thầm định được. Nhưng Lý Khôi Việt, do chỉ số thông minh quá thấp, không hề nhìn ra được vấn đề gay go này.
9.3. Điều sai lầm thứ hai của tác giả Lý Khôi Việt, cũng như bao trí thức Việt Nam khác, là tin rằng có tồn tại những chân lý hav sự kiện lịch sử khách quan nằm lù lù ra đó có thể nắm bắt và quan sát được. Lý Khôi Việt khi phản bác giáo sư sử học Hồ Đới Huệ Tâm (1) đã viết như sau:
Thật là đổi trắng thay đen, đổi đen thay trắng, lật lọng tráo trở, vượt qua sự tưởng tượng của con người. Bởi vỉ sự thật, sự thật còn nóng hổi, còn thấy được bởi nhiều nhân chứng đương thời, còn y nguyên trong sách báo, tài liệu trung thực, khách quan (Triết số 2, bđd: 123).
Ngoài một giọng văn nhà quê không xứng đáng với một người được ăn học đến trình độ tiến sĩ, Lý Khôi Việt đã chứng tỏ mình không hề đọc và hiểu cuốn sách của giáo sư Huệ Tâm, người được đào tạo hoàn toàn trong môi trường sử học phương Tây. Nhưng tôi không muốn bàn đến vấn đề này vì quá tốn thời giờ để phân tích đầy đủ cuốn sách của giáo sư Huệ Tâm. Vấn đề chính là: khi phản bác một luận điệu sử học, chúng ta cũng phải nắm vững hay ít ra cũng hiểu qua phương pháp sử học. Phương pháp sử học đòi hỏi nói có sách mách có chứng. Trong cuốn sách của giáo sư Huệ Tâm, chúng ta có thể không đồng ý về cách thức đọc và giải thích một số vấn đề lịch sử của bà, nhưng chúng ta phải thừa nhận bà làm việc theo đúng tinh thần sử học: trích dẫn tài liệu và cho biết nguồn gốc, xuất xứ của các văn bản lịch sử được sử dụng. Khi phản bác, Lý Khôi Việt cũng phải cho biết căn cứ trên tư liệu lịch sử nào, nhân chứng nào để đưa ra những giải thích khác về Phật giáo Hòa Hảo, không thể đơn thuần chụp mũ giáo sư Huệ Tâm là “đổi trắng thay đen”, mà trong lịch sử làm gì có chuyện tách bạch rõ ràng trắng và đen? Tôi không biết Lý Khôi Việt có thực sự học luật hay không, nhưng nếu có học luật, chắc chắn Lý Khôi Việt sẽ thấy rõ một điều, ngay cả những bằng chứng có vẻ chắc chắn nhất cũng có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, hay những nhân chứng có vẻ đáng tin cậy và trung thực nhất vần có thề hiểu sai những biến cố mà họ được tận mắt chứng kiến. Không hề có sự kiện (facts) hiểu như những thực thể khách quan (objective entities) mà ai cũng phải nhìn nhận: chỉ có sự giải thích (interpretations). Một biến cố A xảy ra, công tố viên giải thích đây là cố sát (homicide), luật sư bào chữa cho là ngộ sát (manslaughter), nhân chứng thì chia làm hai ba phe, người cho là cố sát, người cho là ngộ sát, tất cả đều tùy thuộc vào cách hiểu của họ khi nhìn thấy biến cố xảy ra. Và bồi thẩm đoàn (jury) lại phán quyết vấn đề theo bảng đánh giá và hiểu biết của họ.
Đó là những vấn đề hiện đại, xảy ra chung quanh chúng ta hàng ngày mà còn thấm đầy tính chủ quan như vậy, huống hồ là những sự việc lịch sử xảy ra cách đây mấy chục năm hay thậm chí mấây trăm năm. Chúng ta chỉ có trong tay những văn bản lịch sử (texts) hiểu theo nghĩa rộng và chúng ta phải giải thích chúng căn cứ trên hiểu biết của chúng ta về toàn thể bối cảnh (context) trong đó các văn bản đó bộc lộ ra ý nghĩa của chúng. Do đó nhà sử gia bắt buộc phải là người cực kỳ uyên bác về rất nhiều lãnh yực, họ phải am hiểu các cổ ngữ liên hệ (chẳng hạn khi khảo sát các văn bia Hán Nôm), phải am hiểu văn hóa cổ đại (trong đó tấm văn bia được viết ra) trong toàn thể tính của nền văn hóa này, mà muốn am hiểu được toàn thể tính của một nền văn hóa, sử gia lại phải biết đến xã hội học, nhân chủng học, khảo cổ học, cổ tiền học (numisties), văn học, văn bản học, ngôn ngữ học, văn hóa học, v.v... Chẳng hạn một sử gia chuyên về sử Mỹ sẽ không hiểu được giá trị và ý nghĩa của các văn bản lịch sử được tạo ra trong bối cảnh văn hóa Việt Nam cổ đại. Và ngay cả người Việt Nam bình thường hiện nay cũng không thề hiểu được giá trị và ý nghĩa của trống đồng Ngọc Lũ hay văn hóa Đông Sơn nếu không có các sử gia Việt chuyên môn giải thích cho họ. Có nghĩa là cái mà chúng ta tưởng là chân lý lịch sử khách quan thực ra là sự kiến lập (construction) của các sử gia, căn cứ trên sự giải thích của họ về các biến cố lịch sử. Do đó sử học là một sự giải thích liên tục các biến cố lịch sử (continual hermeneutics of historical events) và chính trong sự giải thích này mà một biến cố mới thực sự trở thành biến cố lịch sử hay một nhân vật nào đó mới thực sự trở thành nhân vật lịch sử. Nếu Lý Khôi Việt băng qua sông Rubicon, sự kiện này không phải là một sự kiện lịch sử. Nhưng Caesar băng qua sông Rubicon thì khác: đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, căn cứ trên sự giải thích của các sử gia về sự chuyển biến của nền văn minh La Mã sau biến cố này.
Đây chỉ là những vấn đề sơ đẳng trong sử luận (historiography) mà bất cứ sinh viên sử năm thứ nhất nào cũng biết; nhưng tiến sĩ Luật tại Sorbone Lý Khôi Việt lại chẳng hề có ý thức gì cả. Lý Khôi Việt nói năng lập luận như thể anh đã biết chắc chắn các sự kiện lịch sử, như khi chúng xảy ra một cách hoàn toàn biệt lập với nhận thức của con người. Tôi nhắc lại: sự kiện lịch sử không bao giờ tồn tại một cách độc lập với sự giải thích và nhận thức của một sử gia. Chẳng hạn lịch sử Việt Nam là sự giải thích lịch sử của sử gia Ngô Sĩ Liên, hay Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Phương, Tạ Chí Đại Trường, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tân, và nhiều sử gia khác, nhiều học giả liên ngành khác. Không có sự giải thích này của họ chúng ta trở thành một dân tộc không có lịch sử. Tôi nhắc lại: sử gia là trí nhớ của một dân tộc vì chính họ là người đọc và giải thích quá khứ.
Ngay tại Việt Nam hiện nay, có những người chẳng phải là sử gia, và cũng chẳng hề học sử ngày nào như Dương Thiệu Tống, cũng viết báo tuyên bố hiểu được ý nghĩa của trống đồng một cách khơi khơi, chẳng cần căn cứ vào một nghiên cứu tổng quát nào cả. Nếu Trần Quốc Vượng đã bỏ nhiều năm nghiên cứu về Thánh Gióng thì chúng ta, những người không phải là sử gia, phải shut up và lắng nghe Trần Quốc Vượng giảng giải về nhân vật truyền kỳ này cho đến khi có một giải thích mới, chẳng hạn Như Hạnh về sự chuyển biên của Tỳ Sa Môn, một thần linh Ấn Giáo, thành Phù Đổng Thiên Vương Việt Nam. Như Hạnh “đọc” các tư liệu lịch sử trong một viễn cảnh khác với Trần Quốc Vượng nhưng anh không hề tuyến bố mình đã nắm bắt được các “sự thật lịch sử khách quan” hơn các sử gia khác. Sự thật lịch sử khách quan nhất là không hề có tồn tại những chân lý lịch sử khách quan. Có lẽ đây là sự kiện “khách quan” nhất về sử học mà Lý Khôi Việt cần biết.
Vấn đề Phật Giáo Lý Trần từ lâu vẫn chưa được nghiên cứu một cách tường tận, nói chung, học giả trong và ngoài nước vần dậm chân tại chỗ trong những hiếu biết mang tính công ước, chung chung về Phật giáo trong hai triều đại này trong khi một bộ lịch sử Phật Giáo Việt Nam viết thật nghiêm túc, theo đúng tinh thần kháo cứu sử luận vẫn chưa có (còn bộ sử Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyền Lang thì chứa đựng quá nhiều sai lầm và phần lớn là do tác giả tự tưởng tượng ra nên không sao sử dụng được). Như Hạnh là tác giả tiên phong trong thời hiện đại đặt vấn đề nghiên cứu lại Thiền Tông Việt Nam và Phật Giáo Lý Trần theo đúng tinh thần khảo chứng của sử học.
Nếu Lý Khôi Việt hay Trần Chung Ngọc tự nhận là “trí thức Phật Giáo” sao không nỗ lực đóng góp vào công trình lớn lao này? Còn nếu không có khá năng học thuật thì cứ chuyên tâm vào công tác xã hội, tại sao lại phải công kích những giáo sư Phật Học, những học giả chuyên môn trong ngành? Theo sự tiết lộ của chính Trần Chung Ngọc, nếu Nguyễn Văn Trung có khen ngợi Như Hạnh là “niềm hãnh diện” của trí thức Việt Nam, thì tôi thấy cũng không có gì là quá đáng khiến Trần Chung Ngọc và Lý Khôi Việt phải động lòng nổi sân si lên như vậy.
Như Hạnh là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ Phật Học tại đại học Harvard, và anh cũng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất hiện nay dạy về Phật Học tại một đại học Mỹ (George Mason, Virginia). Nếu chúng ta không tự hào về anh thì cũng chỉ còn một cách giải thích duy nhất cho thái độ kỳ lạ này: chỉ có lòng ghen tị mới ngăn cản chúng ta làm việc đó. Truyền thống Việt Nam vẫn chỉ có những tu sĩ chọn Phật giáo làm tín ngưỡng tu hành hơn là chọn nghiên cứu giáo lý Phật như truyền thống Tây phương. Cũng có những người chuyên dịch kinh điển như thượng tọa Trí Tịnh, thượng tọa Minh Châu, cũng có một vài người nghiên cứu Phật Giáo ở trình độ phổ biến giáo lý như hòa thượng Thiện Hoa, Thiền Tâm, Tâm Châu, nhưng số lượng đó quá ít ỏi.
Trong đại học Vạn Hạnh trước 75 chỉ có Lê Mạnh Thát đi học Wisconsin về Phật Học trở về là có trình độ nghiên cứu thực sự. Việt Nam vẫn chưa đào tạo ra một đội ngũ những nhà Phật học thực sự có trình độ tương đương với Như Hạnh. Tại sao chúng ta lại không có quyền tự hào về anh? Tại sao Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm) lại không đi làm công việc mà anh đầ được đào tạo đê làm? Tại sao lại nhảy song phi vào công việc của người khác và còn vồ ngực tự cho mình là thông thái là trí thức Phật giáo”? Nếu Như Hạnh treo bảng quảng cáo “chuyên gia cố vấn pháp luật, có bằng tiến sĩ tự học về luật" thì Lý Khôi Việt có nổi điên lên không? Thảm kịch của văn hóa Việt Nam cứ mãi mãi duy trì chính là trong xã hội vẫn tồn tại những hạng người ham thích trở thành bách khoa tự điền như Lý Khôi Việt, Trần Chung Ngọc, Hoàng Hà Thanh, Nguyễn Văn Thọ, Minh Chi, nhưng không thực sự biết một vấn đề gì đến nơi đên chôn.
Tại sao chúng ta không có những người tự xưng là “bác sĩ tự học” hay “kỹ sư tự học” mà chỉ có toàn những người tự cho là thông hiểu về Đông Phương học, về triết học, tôn giáo học, chỉ bằng một phương pháp duy nhất là tự học? Phật giáo là một trường hợp điển hình: tại Việt Nam hình như bất cứ nhà trí thúc nào cũng có thể là một chuyên gia “tự học” về Phật giáo. Đây là một ngộ nhận lớn nhất về Phật Giáo: tôi quả quyết ngược hẳn lại rằng chúng ta có thể tự học về toán, thậm chí cả vật lý hay hóa học, nhưng không bao giờ - tôi nhấn mạnh, không bao giờ -- chúng ta có thể tự học về một tôn giáo phong phú, đa dạng như Phật giáo và một hệ thống triết lý phức tạp như hệ thống triết học Phật giáo. Đó là chưa kế việc chúng ta cùng không thể tự học các cổ ngữ Phật giáo quan trọng như tiếng Phạn hay Pali, Tây Tạng.
Tôi thực sự chờ mong những thế hệ tương lai trong văn hóa Việt Nam sẽ được giải thoát thực sự ra khỏi các ảo tưởng làm tê liệt toàn bộ sự phát triển một nền học thuật chân chính: ảo tưởng về sự thông thái bách khoa mà nhóm Giao Điểm đang rao bán khắp nơi từ Cali đến Việt Nam, ảo tưởng rằng tinh hoa của Phật giáo đang gói trọn trong những cái đầu ngu xuẩn của Trần Chung Ngọc, Hoàng Hà Thanh, Lê Hiếu Liêm, Nguyễn Văn Thọ, Minh Chi, ảo tưởng rằng mình có thể tự học mà trở thành thông kim bác cổ, và ảo tưởng rằng với mớ kiến thức nhỏ nhoi tiểu học của mình, những “triết gia” và “học giả” của nhóm Giao Điểm có thể “lãnh đạo” hay “hướng dẫn” toàn bộ quôc gia dân tộc về cái mà Trần Chung Ngọc hay Lý Khôi Việt huênh hoang gọi là “con đường chính nghĩa”. Thật ra “con đường chính nghĩa” này có một cái tên và một địa chỉ cụ thề: trường Phật Học Lý Trần của nhóm Giao Điểm tại Cali, cũng chớ nên hiểu lầm hai chữ Lý Trần ở đây là ám chỉ hai triều đại trong lịch sử Việt Nam: Lý đây tức là Lý Khôi Việt và Trần đây chính là Trần Chung Ngọc, hai cột trụ “tư tưởng” của toàn bộ nhóm Giao Điểm.
(1) Giáo sư Huệ Tâm viết sách bằng tiếng Anh nên để tên mình là Ho Tai Hue Tam khiến Lý Khôi Việt hiểu lầm là Hồ Tài Huệ Tâm, nhưng thực ra Tai là tiếng phiên âm chữ Hán đôi (nếu đọc theo âm Hán Việt giống như Đới Thúc Luân, tên một nhà thơ Đường. Đới là họ chồng của giáo sư Tâm.