NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC
TRÍ THỨC PHẬT GIÁO
TRONG NHÓM
GIAO ĐIỂM HOA KỲ
Gs. DƯƠNG NGỌC DŨNG


Sách Hiếm


Chương 8
(tiếp theo)

Phê bình bài viết
“Ý nghĩa và vai trò trí thức trong Phật Giáo” của tác giả Trần Chung Ngọc

8.6. Sự hằn học vô lý của Trần Chung Ngọc đối với mảnh bằng tiến sĩ của Như Hạnh càng lúc càng tăng khi tác giả họ Trần viết:

Còn cái bàng cấp mà tôi lấy được ở đại học, với những phương pháp khảo cứu tiến bộ nhất, với đầy đủ tư liệu nhất, thì nhiều lắm là giúp tôi kiếm được một công ăn việc làm để tôi có một đời sống vật chất thoải mái, nghĩa là giúp tôi kiếm ăn bằng “hí luận” nếu bằng cấp của tôi là về Phật Giáo (Giao Điểm 22, bđd:19).

Tôi không thể tin một người cũng tự xưng là có bằng Tiến Sĩ như Trần Chung Ngọc lại có thể viết một câu ngu xuẩn như vậy. Nhưng khi chúng ta hiểu động cơ tâm lý chính của Trần Chung Ngọc là ghen ghét và đố kỵ với mảnh bằng tiến sĩ của Như Hạnh thì sự ngu xuẩn này cũng có thể giải thích được.

Điểm thứ nhất: nghề giảng dạy, dù là ở ngay đại học Mỹ, chưa bao giờ được xem là một nghề đem lại “đời sống vật chất thoải mái” như các nghề bác sĩ hay luật sư. Nhưng đó là một chi tiết nhỏ. Điểm ngu xuẩn vô lý của Trần Chung Ngọc là: tại sao đi học, biết những phương pháp khảo cứu tiến bộ nhất, có đầy đủ tư liệu để bàn về những vấn đề mình muốn bàn, lại là một điều đáng chê trách, đáng khinh bỉ? Đây không phải là sự thể hiện thái độ “phản trí thức” (anti- intellectual) mà Như Hạnh đã phê bình sao? Lối lập luận của Trần Chung Ngọc cho chúng ta cái cảm giác là chính những người bỏ cả đời để học hỏi về Phật Giáo là những người đáng khinh bỉ, còn những người chép sách, đạo văn, ăn nói láo lếu như Lê Hiếu Liêm lại được tôn trọng, vinh danh là “trí thức Phật giáo”.

Điểm thứ hai: Trần Chung Ngọc có thực sự hiểu chữ “hí luận” có nghĩa là gì hay không? Do “đọc thẳng” vào kinh điển Phật giáo “thông qua bản dịch tiếng Việt” nên Trần Chung Ngọc hiểu lầm “hí luận” có nghĩa là “nói suông, không có thực hành Phật Pháp”. Rất nhiều người hiểu lầm như vậy do cũng “tự học về Phật Giáo” theo phương pháp của nhóm Giao Điểm. Tôi có thể giải thích danh từ đó ở đây nhưng tôi không muốn ban một đặc ân lớn lao như vậy cho Trần Chung Ngọc. Tôi chỉ nhắc một cách tóm tắt: hí luận là danh từ Hán Việt dịch từ tiếng Phạn là prapanca. Trần chung Ngọc hãy lấy từ điển Sanskrit-English của Monier Williams và tra mục từ prapanca để biết rõ tận gốc ý nghĩa của thuật ngữ này (nếu Trần Chung Ngọc biết cách tra tự điển Sanskrit). Điều tôi muốn nhấn mạnh: hãy thực sự đi học về Phật giáo tại một trường đại học rồi sau đó hãy phát biểu về Phật giáo, nếu không ngay cả những thuật ngữ bình thường nhất trong Phật giáo anh vẫn hiểu lầm một cách tai hại.

8.7. Trần Chung Ngọc khi tiến hành phê phán Như Hạnh về bài viết “Tỳ Sa Môn” đã viết như sau:

Như Hạnh nghiên cứu về sự biến dạng của Tỳ Sa Môn Thiên Vương bên Ấn Độ thành Phù Đổng Thiên Vương ở Việt Nam. Đây là một bài khảo cứu thuộc phạm vi chuyên môn của Như Hạnh, mà tôi thì không phải là một học giả nghiên cứu về đề tài này, nên tôi không đủ khả năng để luận bàn về nội dung bài viết của Như Hạnh. Tuy nhiên trong phần kết luận và trong phần chú thích, Như Hạnh đã đưa ra vài nhận định về Thiền Tông Việt Nam mà tôi cho rằng chưa tiêu hóa được cái học khoa cử, cho nên tôi xin được góp ý kiến về những nhận định này (Giao Điểm 22, bđd:27).

Chúng ta hãy chậm rãi đọc lại câu nói tương đối ôn hòa nhất và đúng đắn nhất của Trần Chung Ngọc trong toàn thể bài viết để nhận ra ba ý chính như sau:

1. Tác giả thừa nhận Như Hạnh là nhà nghiên cứu chuyên môn

2. VậyTrần Chung Ngọc thừa nhận mình không phải là nhà chuyên môn về Phật giáo sao? Khoan đã. Trần Chung Ngọc chỉ thừa nhận Như Hạnh là chuyên gia về Tỳ Sa Môn thôi còn không phải là chuyên gia về Thiền Tông Việt Nam. Người chuyên môn đó chính là Trần Chung Ngọc. Cho nên “chuyên gia” Trần Chung Ngọc sẽ phê phán các “sai lầm” của Như Hạnh khi bàn về Thiền Tông Việt Nam.

3. Tuy thừa nhận Như Hạnh là nhà chuyên môn trong lãnh vực của mình, Trần Chung Ngọc vẫn cho rằng Như Hạnh “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử”. Vậy ai có khả năng “tiêu hóa” này? Chính là Trần Chung Ngọc, tuy có bằng tiến sĩ tại Wisconsin, nhưng đã “tiêu hóa” được Thiền Tông Việt Nam nên tự cho mình có đủ thẩm quyền để phê bình những người “chưa tiêu hóa được cái học khoa cử”. Nhưng vấn đề là Trần Chung Ngọc có phải thực sự “tiêu hóa” được hay không thì không có căn cứ hay bằng chứng gì để xác nhận cả. Trong khi Như Hạnh có vẻ có đầy đủ bằng chứng hơn để cho thấy anh là người có thực sự đọc và nghiên cứu Thiền Tông: tác giả đã dịch Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ, dịch The Zen Training of Monks của D.T.Suzuki, và tác phẩm Như Hạnh sắp xuất bản (Koruda Institute x.b.) là khảo luận về truyền thống Thiền Tông Việt Nam. Tất cả các bài viết của Như Hạnh đa số đều nghiên cứu về lịch sử Thiền Tông Việt Nam. Tôi cho rằng Trần Chung Ngọc nếu tự cho là mình hiểu về Thiền, đặc biệt là Thiền Tông Việt Nam, hơn Như Hạnh để có thể phê phán tác giả này là thể hiện một thái độ hỗn xược của những anh thợ điện đòi phê phán Einstein bằng cách hỏi Einstein có biết sửa cầu chì trong nhà hay không. Trong xã hội Việt Nam vẫn tồn tại những thành phần “hỗn xược văn hóa” như vậy: Nguyễn Bạt Tuy, không hề được đào tạo trong ngành địa chất học, viết bài phê bình tiến sĩ địa chât Trần Kim Thạch. Lê Hiếu Liêm (tức Lý Khôi Việt) không hề đi học sử hay tôn giáo tại đại học, viết bài phê bình, mạ lỵ cả hai tiến sĩ xuất thân Harvard: Như Hạnh và Hồ Đới Huệ Tâm (mà Lý Khôi Việt hiểu lầm là “Hồ Tài Huệ Tâm”). Không được học về ngành tôn giáo học mà đi phê phán Như Hạnh là tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học. Không học về sử lại đi phê phán Hồ Đới Huệ Tâm là giáo sư chuyên sử tại Harvard. Còn bản thân Lê Hiếu Liêm là ai? Đã có công trình nghiên cứu gì về lịch sử tôn giáo? Bản thân Trần Chung Ngọc là ai, đã có công trình nghiên cứu gì về Thiền Tông để cho thấy anh có đủ khả năng phê phán Như Hạnh trong lãnh vực chuyên môn của tác giả này? Chúng ta chỉ cần đọc vài ý kiến của Trần Chung Ngọc về Thiền thì có thể thấy ngay tác giả này chỉ có những kiến thức hết sức hời hợt, sơ đẳng về vấn đề này. Trần Chung Ngọc viết:

Các thiền sư, có ai dùng văn chương để truyền đạo? Hay họ chỉ truyền đạo qua những kinh nghiệm tu chứng ? (Giao Điểm 22: 27).

Trần Chung Ngọc hiểu “văn chương” đây theo nghĩa nào? Những bài thơ Thiền đầy rẫy trong văn học Lý Trần không phải là “văn chương” sao? Vậy thì chúng là cái gì? Truyền đạo bằng kinh nghiệm tu chứng là như thế nào? Các vấn đáp (mondo) giữa thiền sư và môn đệ như được ghi lại trong các ngữ lục (goroku) có thể được xem là kinh nghiệm tu chứng? Tại sao chúng ta cứ nói năng bằng những sáo ngữ mà chẳng bao giờ tốn một chút thời giờ đế suy nghĩ? Làm thế nào để có thể nói đến hay truyền đạt một kinh nghiệm mà không phải trải qua một tiến trình trung gian (mediation) bằng ngôn ngữ hay biểu tượng (symbols)? Mà kinh nghiệm là gì? Bản chất của nó ra sao? Ngay cả vấn đề này cũng chưa sáng tỏ. Mà nếu dùng văn chương đề giảng về Thiền như Suzuki và nhiều người khác đã làm thì có gì là sai? Chính nhờ “văn chương” của Suzuki mà nhiều người biết đến Thiền. Hầu như thiền sư Việt Nam nào cũng làm thơ: đây là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Sao Trần Chung Ngọc dám khẳng định là các thiền sư không dùng văn chương để truyền đạo? Sự ngu dốt của Trần Chung Ngọc lên đến cùng cực khi tác giả cho rằng Thiền và Tịnh Độ chẳng có gì khác nhau: “Tịnh Độ khác Thiền ở chỗ nào” (Giao điểm 22: 28). Đã vậy tác giả tự khoe là đã đọc Cao Tăng Truyện trong khi không biết một chữ Hán nào. Trần Chung Ngọc viết:

Đọc Cao Tăng Truyện và thân thế các tổ, tôi chẳng thấy ai có bằng cấp nào cả, nhất là Ph.D (Giao Điểm 22: 28).

Cao Tăng Truyện chưa hề được dịch sang tiếng Việt hay tiếng Anh, còn chính bản thân Trần Chung Ngọc tự nhận là không biết tiếng Tàu (Giao Điểm 22:19). Vậy thì Trần Chung Ngọc đọc theo kiểu nào, đọc bằng cách nào? Đây không phải “hí luận” sao? Tại sao lại dè bĩu kẻ khác là “chưa tiêu hóa được tinh thần khoa cử” còn mình thì cứ lén lút đưa vào những ngầm ý khoe khoang về trí thức của bản thân? Đó là chưa kể thái độ mỉa mai một cách vô duyên: “các tổ không ai có bằng Ph.D”. Các tổ đâu phải là nhà nghiên cứu Phật học mà cần đến bằng Ph.D? Mà các “tổ” này là ai? Là “bạn thân” của Trần Chung Ngọc? Chúng ta cứ nói đến các “tổ sư” và có thái độ sùng bái họ. Đó có phải là thái độ thực sự của Thiền Tông vốn chủ trương “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ”? Tại sao tôi phải sùng bái Huệ Năng nếu tôi thực sự tin rằng tôi là một Huệ Năng thứ hai? Khi trích dẫn Vĩnh Minh Thiền Sư hay Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Chung Ngọc lại sa vào công việc của các nhà “hí luận”. Tại sao Trần Chung Ngọc không phát biểu từ chính “kinh nghiệm tu chứng” của bản thân? Tại sao lại phải dựng các mô hình “tổ sư” lên để chê bai những người nghiên cứu Phật giáo trong khi điều nghịch lý nhất là những người nghiên cứu này am hiểu về các tổ sư Thiền này nhiều hơn chúng ta? Trần Chung Ngọc có đọc và nghiên cứu Cao Tăng Truyện nhiều hơn Arthur Wright? Có đọc và nghiên cứu Khuê Phong Tông Mật nhiều hơn Peter Gregory? Có nghiên cứu Đại Huệ Tông Cảo nhiều hơn Meriam Levering? Chúng ta cứ nói năng bừa bãi về Phật giáo Lý Trần nhưng ai nghiên cứu về Phật giáo Lý Trần nhiều hơn Như Hạnh? Tại sao chúng ta lại tin rằng mớ hiểu biết nhỏ nhoi mơ hồ của chúng ta về Phật giáo Lý Trần lại phong phú và chắc chắn hơn của một người bỏ bao nhiêu năm để nghiên cứu về đề tài đó? Do chẳng học hành nghiên cứu gì về Phật giáo, Trần Chung Ngọc có thể hạ bút viết một câu ngu ngốc:

“Theo một nghĩa nào đó Phật giáo cũng chẳng phải là một tôn giáo và con đường duy nhất để đi vào Phật giáo là đi vào những kinh nghiệm bản thân”. (Giao điểm 22 :29).

Phật Giáo, nếu không phải là một tôn giáo, thì là cái gì? Một hệ thống triết học? Nhưng nếu không phải là một tôn giáo thì chúng ta “đi vào” Phật giáo với mục đích gì? Nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” để làm tiêu chuẩn đánh giá thì dựa vào đâu để Trần Chung Ngọc biết rằng Như Hạnh không có “kinh nghiệm bản thân” về Phật giáo? Và nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” làm sao Trần Chung Ngọc lại biết được các “kinh nghiệm bản thân” của các tổ sư Thiền có ghi lại trong thiền sử hay ngữ lục đúng là các kinh nghiệm giác ngộ? Khi Huỳnh Phú Sổ tự xưng là Phật Thầy Tây An, dựa vào kinh nghiệm “bản thân” nào để phán đoán về tính chân thực (authenticity) của lời tuyên bố đó? Khi Như Hạnh nhận xét rằng các bài thơ Thiền đời Trần có “nội dung rất là luộm thuộm” là căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” đọc thơ Thiền của anh, căn cứ vào sự thực khách quan nào để Trần Chung Ngọc bác bỏ lời nhận xét này? Khi chúng ta nghe một nhà khí tượng học thông báo ngày mai có bão, chúng ta có nói “căn cứ trên kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng lời thông báo của nhà khí tượng học này chỉ là hí luận láo lếu không thể tin được” ?

Trần Chung Ngọc tranh cãi với Như Hạnh về Thiền Tông như thể các tổ sư Thiền trong thiền sử hay Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông là người thân quen biết của Trần Chung Ngọc và đã tâm sự riêng với tác giả về các “kinh nghiệm bản thân” của họ. Khi Lê Hiếu Liêm (Lý Khôi Việt) tranh cãi về sử học với giáo sư Hồ Đới Huệ Tâm, tác giả họ Lê cũng phạm lầm lỗi ngây thơ này khi tin rằng có tồn tại những sự thật lịch sử khách quan có thể sờ mó được, trong khi chỉ cần một chút suy nghĩ chúng ta cũng có thể thấy ngay cái mà chúng ta tưởng là các sự thật khách quan về lịch sử chính là những văn bản (texts) và người giải thích các văn bản này là sử gia. Giáo sư Huệ Tâm được huấn luyện để làm công việc giải thích đó và Lê Hiếu Liêm cũng không phải là chính bản thân giáo chủ Huỳnh Phú Sổ để có thể bài bác sự giải thích của một sử gia. Chỉ có những sử gia khác, đọc và giải thích văn bản một cách khác, mới có thể tranh luận với giáo sư Huệ Tâm về cách đọc và giải thích tài liệu lịch sử của bà, cũng như chỉ có những sử gia tôn giáo (historians of religion) khác mới có thể tranh biện với Như Hạnh về cách đọc và giải thích Phật Giáo Lý Trần của anh.

Nếu chỉ căn cứ vào “kinh nghiệm bản thân” như Trần Chung Ngọc viết khi nhận định về Phật giáo thì bất kỳ một anh bán phở hay đạp xích lô nào cũng có thẩm quyền cao nhất để bàn về Phật giáo và không còn có một căn cứ nào để phân biệt chân giả, đúng sai được nữa. Tôi cam đoan rằng ngay những tu sĩ, là người thực hành Phật giáo, cũng không hề đưa ra những nhận định cực đoan như vậy. Trong thiền viện, chùa chiền, việc nghiên cứu kinh điển, giáo lý vẫn tiếp tục diễn ra, và các tăng ni vẫn muốn tốt nghiệp Tiến Sĩ với hạng cao nhất và không hề có thái độ chê bai chuyện bằng cấp hay khoa cử gì cả.

8.8. Khi bắt tay vào việc so sánh, đối chiếu hai hệ thống tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, Trần Chung Ngọc, cũng giống như Hoàng Hà Thanh mà tôi đã phê phán trong tập sách này, cũng dựa trên một mớ kiến thức hết sức phiến diện về cả hai tôn giáo này và một phương thức lý luận đối chiếu hết sức sai lạc.

Về mặt phương pháp luận: Trần Chung Ngọc không hề học về Thánh Kinh Học (Biblical Studies), nghĩa là không phải chuyên gia về Cựu Ước hay Tân Ước, cũng không phải chuyên gia về Phật học, cũng không biết gì về tôn giáo đối chiếu (comparative religion). Dựa trên cơ sở nào Trần Chung Ngọc có thể tuyên bố có thể “trình bày khách quan những khác biệt căn bản trong giáo lý giải thoát của Phật giáo và Gia Tô giáo, những mâu thuẫn tự tại trong các giáo lý này”. (Giao Điểm 23: “Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo và Gia Tô giáo”: 20)? Dĩ nhiên Trần Chung Ngọc không thể dựa vào “kinh nghiệm bán thân” để trình bày giáo lý giải thoát của Thiên Chúa giáo được vì Trần Chung Ngọc là một “trí thức Phật giáo”. Nếu theo đúng lý thuyết của Trần Chung Ngọc, anh không hề “thực hành Thiên Chúa giáo”, không hề có “kinh nghiệm bản thân” về Thiên Chúa giáo thì anh có tư cách gì để phê phán, chê bai đạo Thiên Chúa? Khi chỉ trích Thiên Chúa giáo, Trần Chung Ngọc cũng chỉ trích dẫn sách vở của những nhà nghiên cứu tôn giáo mà chính Trần Chung Ngọc kết án là “buôn bán hí luận”. Chẳng hạn khi bênh vực cho Phật giáo, Trần Chung Ngọc cũng không xuất phát từ “kinh nghiệm bản thân” mà lại dựa vào tiến sĩ Kimura Taiken. Cũng đều là tiến sĩ cả, tại sao Như Hạnh lại bị khinh bỉ là “buôn bán hí luận”, còn Kimura Taiken thì không? Chính do không học hành nghiên cứu gì về Phật giáo, Trần Chung Ngọc cũng chỉ làm một việc duy nhất là trích dẫn Kimura Taiken trong khi không hề biết rằng Kimura Taiken là một chuyên gia về Ấn giáo (Hinduism) hơn là Phật giáo, và ngay trong đoạn văn Trần Chung Ngọc trích dẫn cũng chứa nhiều sai lầm về lý thuyết giải thoát trong Phật giáo.

Lập trường chủ yếu của giải thoát quan Phật giáo là vượt ra ngoài cõi dục (dục giới) (Giao Điểm 23: bđd: 27).

Cả Thích Quảng Độ, người dịch Timura Taiken, và cả Kimura Taiken đều không ý thức rằng đối với giáo lý Đức Phật, mục tiêu cuối cùng là chấm dứt luân hồi, giải thoát ra khỏi vòng quay của bánh xe sinh diệt (samsara), vượt qua cả ba cõi (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) chứ không phải chỉ vượt qua có Dục Giới, vì dukkha là nguyên lý chi phối cả ba cõi, ngay cả cung Đâu Xuât của Phật Di Lặc (Maitreya) vẫn nằm trong cõi thấp nhất là Dục Giới (kamadhatu). Điều này được khai triển đầy đủ trong văn hệ A Tỳ Đàm (Abhidhama). Tôi chỉ dùng một điểm nhỏ này để cho thấy ngay cả một thượng tọa Phật giáo như Thích Quảng Độ vẫn có thể hiểu lầm về chi tiết này. Không bao giờ nên có ảo tưởng rằng chúng ta có thề ngồi nhà “tự học” về Phật giáo. Kimimi Taiken (theo Trần Chung Ngọc trích dẫn) nói về Niết Bàn một cách dễ dãi như sau:

Mà Niết Bàn theo nghĩa đen là “dập tắt” nghĩa là dập tắt hết mọi dục vọng tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu cánh (Giao Điểm 23, bđd:27).

Nếu chúng ta nhận đây là định nghĩa duy nhât đúng về Niết Bàn thì làm sao cắt nghĩa được sự mâu thuẫn khi Kimura Taiken viết tiêp: “Cái gọi là giải thoát, là Niết Bàn, nếu không có ích lợi gì đôi với cuộc sông thực tế thì tự nó cũng không có ý nghĩa gì cả” (Giao Điểm 23, bđd:27). Đã chấm dứt mọi khát vọng tồn tại thì còn quan tâm đến cuộc sống thực tế làm gì nữa? vấn đề ích lợi hay không ích lợi đâu còn đặt ra? Nếu cho rằng giải thoát là “chấm dứt mọi dục vọng tồn tại” thì vấn đề đạo đức hay từ bi mất hết lý do tồn tại. Phật tử đến chùa thắp nhang hay cúng dường chư Phật vì họ tin vào luật tuần hoàn nhân quả, làm phước gặp phước, làm ác gặp ác, nếu yêu cầu họ “chấm dứt mọi dục vọng tồn tại” thì mọi hành động này còn có ý nghĩa gì nữa?

Chính do chẳng có một căn bản học vấn tôn giáo nào Trần Chung Ngọc mới viết một câu ngu xuẩn như sau về Thiên Chúa giáo:

Trong Gia Tô giáo vì là một tôn giáo cứu rỗi, nên vấn đề đạo đức không đặt ra (Giao Điểm 23, bđd:28).

Khi dùng chữ Gia Tô giáo (Christianity) Trần Chung Ngọc cứ hiểu lầm đây là một thực thể tôn giáo thông nhâ't trong khi thế giới tôn giáo Thiên Chúa giáo cũng cực kỳ phức tạp. Không hiểu là Trần Chung Ngọc muốn nói đến Công Giáo La Mã (Roman Catholicism) hay Chính Thông giáo (Orthodox Church) hay Tin Lành (Protestantism) vì hệ thống tín lý lẫn thực hành của ba nhánh Thiên Chúa giáo này rất khác nhau, thậm chí xung khắc về nhiều điểm nữa. Nhưng dứt khoát không một tín đồ Thiên Chúa giáo nào có thể chấp nhận lời khẳng định rằng Thiên Chúa giáo không có một nền đạo đức riêng biệt. Tôi chỉ sợ Trần Chung Ngọc bỏ cả cuộc đời còn lại vẫn không sao đọc hết sách vở trong các thư viện Thiên Chúa giáo viết về đề tài “Christian Ethics”.

Chỉ cần trích dẫn ngẫu nhiên vài ba câu viết về Phật giáo và Thiên Chúa giáo chúng ta cũng đủ thấy trình độ học vấn và nhận thức về tôn giáo học của Trần Chung Ngọc. Tác giả này, cũng như hàng trăm ngàn trí thức Việt Nam khác, không thích thú gì hơn là được xem là uyên bác, thông kim bác cổ, bàn luận chuyện triết học, tư tưởng cao siêu, nhưng chẳng bao giờ bỏ thì giờ đi học cho đàng hoàng về các lãnh vực nói trên. Chính vì thế họ mang một tâm trạng hằn học, đố kỵ với những người có thẩm quyền về các vấn đề mà họ cho là cao siêu, thâm thúy (Phật Học, triết học, tôn giáo, văn học) vì sự hiện diện và tiếng nói của các chuyên gia trong ngành là sự phủ nhận thái độ tài tử hời hợt của các “chuyên gia tự học”. Thay vì tự nhận ra giới hạn của chính bản thân và chịu khó học hỏi từ các chuyên gia trong ngành, những tay tài tử này lại đi hắt bùn vào những người đó để gián tiếp bắn đi một thông điệp: “Tôi còn giỏi hơn cả các chuyên gia trong ngành, nhờ tôi tự học nên không bị vướng bệnh khoa cử”. Lý Khôi Việt (Lê Hiếu Liêm) ngầm ý muốn nói mình còn giỏi hơn cả giáo sư đại học Harvard Hồ Đới Huệ Tâm. Trần Chung Ngọc ngụ ý mình còn giỏi hơn cả tiến sĩ Phật Học Như Hạnh. Như vậy không còn vấn đề học thuật gì nữa trong sự phê phán của Trần Chung Ngọc đối với Như Hạnh, vì mục tiêu của Trần Chung Ngọc chỉ là thể hiện thái độ sùng bái bản thân mình bằng cách xuyên tạc và mạ lỵ người khác. Tôi xin nhắc lại: bài tôi viết cũng không phải vì vấn đề học thuật, vì Trần Chung Ngọc không có học thuật gì để phải tranh luận. Tôi viết chỉ để lột mặt nạ (unmask) những động cơ tâm lý xấu xa dẫn đến thái độ sùng bái những tay bách khoa bá láp và miệt thị những người làm việc nghiêm túc trong lãnh vực chuyên môn của họ.



Sách Hiếm